PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN HỒNG
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
ĐỒNG THÁP – 2020
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN HỒNG
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TT | Họ và tên | Chức vụ | Nhiệm vụ | Chữ ký |
1 | Nguyễn Thị Ánh Tú | Hiệu trưởng | Chủ tịch hội đồng
|
|
2 | Lê Thị Tiền
|
P.HT | Phó chủ tịch HĐ | |
3 | Phan Thị Kiều Trang
|
CTCĐ | Phó chủ tịch HĐ | |
4 | Nguyễn Thị Tuyết Mai | Tổ trưởng CM | Ủy viên hội đồng | |
5 | Bùi Thị Thúy An | Tổ trưởng CM | Ủy viên hội đồng | |
6 | Dương Thị Hồng Nhung | Kế toán | Ủy viên hội đồng | |
7 | Nguyễn Thị Lan Vân | BTCĐ | Ủy viên hội đồng | |
8 | Hồ Kim Phượng | GV | Ủy viên hội đồng | |
9 | Hồ Thị Thúy Ái | YTHĐ | Ủy viên hội đồng | |
10 | Nguyễn Thị Diễm | GV | Ủy viên hội đồng |
TT | Họ và tên | Chức vụ | Nhiệm vụ | Chữ ký |
1 | Nguyễn Thị Ánh Tú | Hiệu trưởng | Chủ tịch hội đồng
|
|
2 | Lê Thị Tiền
|
P.HT | Phó chủ tịch HĐ | |
3 | Phan Thị Kiều Trang
|
CTCĐ | Phó chủ tịch HĐ | |
4 | Nguyễn Thị Tuyết Mai | Tổ trưởng CM | Ủy viên hội đồng | |
5 | Bùi Thị Thúy An | Tổ trưởng CM | Ủy viên hội đồng | |
6 | Dương Thị Hồng Nhung | Kế toán | Ủy viên hội đồng | |
7 | Nguyễn Thị Lan Vân | BTCĐ | Ủy viên hội đồng | |
8 | Hồ Kim Phượng | GV | Ủy viên hội đồng | |
9 | Hồ Thị Thúy Ái | YTHĐ | Ủy viên hội đồng | |
10 | Nguyễn Thị Diễm | GV | Ủy viên hội đồng |
ĐỒNG THÁP – 2020 MỤC LỤC
NI DUNG |
Trang |
Mục lục |
1 |
Danh mục các chữ viết tắt |
3 |
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giáỘ |
4 |
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU |
6 |
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ |
10 |
A. ĐẶT VẤN ĐỀ |
10 |
B. TỰ ĐÁNH GIÁ |
11 |
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường |
11 |
Mở đầu |
11 |
Tiêu chí 1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường |
12 |
Tiêu chí 2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác |
14 |
Tiêu chí 3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường |
16 |
Tiêu chí 4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng |
18 |
Tiêu chí 5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo |
21 |
Tiêu chí 6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản |
22 |
Tiêu chí 7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên |
24 |
Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục |
26 |
Tiêu chí 9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở |
28 |
Tiêu chí 10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học |
30 |
Kết luận về Tiêu chuẩn 1 |
32 |
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên |
34 |
Mở đầu |
34 |
Tiêu chí 1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng |
34 |
Tiêu chí 2: Đối với giáo viên |
36 |
Tiêu chí 3: Đối với nhân viên |
39 |
Kết luận về Tiêu chuẩn 2 |
40 |
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học |
41 |
Mở đầu |
41 |
Tiêu chí 1: Diện tích, khuôn viên sân vườn |
42 |
Tiêu chí 2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập |
44 |
Tiêu chí 3: Khối phòng hành chính – quản trị |
47 |
Tiêu chí 4: Khối phòng tổ chức ăn |
48 |
Tiêu chí 5: Thiết bị, đồ dùng , đồ chơi |
50 |
Tiêu chí 6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước |
52 |
Kết luận về Tiêu chuẩn 3 |
54 |
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội |
55 |
Mở đầu |
55 |
Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ trẻ |
55 |
Tiêu chí 2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường |
58 |
Kết luận về Tiêu chuẩn 4 |
60 |
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ |
60 |
Mở đầu |
60 |
Tiêu chí 1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non |
61 |
Tiêu chí 2: Tổ chức hoạt động giáo dục nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ |
64 |
Tiêu chí 3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe |
67 |
Tiêu chí 4: Kết quả giáo dục |
70 |
Kết luận về Tiêu chuẩn 5 |
74 |
C. KẾT LUẬN CHUNG |
75 |
Phần III. PHỤ LỤC |
76 |
DANH MỤC CÁC + CHỮ VIẾT TẮT
TT | CHỮ VIẾT TẮT | DIỄN GIẢI |
1 | ANTT | An ninh trật tự |
2 | ATVSTP | An toàn vệ sinh thực phẩm |
3 | BGH | Ban giám hiệu |
4 | CMTE | Cha mẹ trẻ em |
5 | CSGD | Cơ sở giáo dục |
6 | CSVC | Cơ sở vật chất |
7 | CQG | Chuẩn quốc gia |
8 | CBCC, VC | Cán bộ công chức, viên chức |
9 | GDMN | Giáo dục mầm non |
10 | GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
11 | HĐSP | Hội đồng sư phạm |
12 | MNSC | Mầm Non Sơn Ca |
13 | PCGDMN | Phổ cập giáo dục mầm non |
14 | PCCC | Phòng cháy chữa cháy |
15 | UBND | Ủy ban nhân dân |
16 | VBHN | Văn bản hợp nhất |
17 | YTHĐ | Y tế học đường |
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
Kết quả đánh giá
(Đánh dấu “X” vào ô kết quả tương ứng Đạt hoặc Không đạt)
Tiêu chuẩn, tiêu chí |
Kết quả | ||||
Không đạt | Đạt | ||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | ||
Tiêu chuẩn 1 | 10/10 | 10/10 | 5/5 | 0/1 | |
Tiêu chí 1 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 2 | x | x | – | – | |
Tiêu chí 3 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 4 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 5 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 6 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 7 | x | x | – | – | |
Tiêu chí 8 | x | x | – | – | |
Tiêu chí 9 | x | x | – | – | |
Tiêu chí 10 | x | x | – | – | |
Tiêu chuẩn 2 | 3/3 | 3/3 | 3/3 | 0/1 | |
Tiêu chí 1 | x | x | X | – | |
Tiêu chí 2 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 3 | x | x | x | – | |
Tiêu chuẩn 3 | 6/6 | 6/6 | 5/5 | 0/2 | |
Tiêu chí 1 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 2 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 3 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 4 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 5 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 6 | x | x | – | – | |
Tiêu chuẩn 4 | 2/2 | 2/2 | 2/2 | 0 | |
Tiêu chí 1 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 2 | x | x | x | – | |
Tiêu chuẩn 5 | 4/4 | 4/4 | 4/4 | 0/2 | |
Tiêu chí 1 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 2 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 3 | x | x | x | – | |
Tiêu chí 4 | x | x | x | – |
Kết luận: Trường đạt Mức 3
Tên trường: Trường Mầm non Sơn Ca – Huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp
Tên trước đây: Trường Mẫu giáo Bình Phú- huyện Tân Hồng.
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hồng.
Tỉnh | Đồng Tháp | Họ và tên
hiệu trưởng |
Nguyễn Thị Ánh Tú | |
Huyện | Tân Hồng | Điện thoại | 0277 3830851 | |
Xã | Bình Phú | Fax | ||
Năm thành lập trường | 2007 | Website | mnsonca.pgdtanhong.edu.vn | |
Công lập | X | Số điểm trường | 2 | |
Tư thục | Loại hình khác | |||
Trường chuyên biệt | Thuộc vùng đặc biệt khó khăn | |||
Trường liên kết với nước ngoài |
Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Năm học 2015-2016 | Năm học 2016-2017 | Năm học 2017-2018 | Năm học 2018-2019 | Năm học 2019-2020 | |
Số nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Số nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Số nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi | 3 | 3 | 3 | 4 | 2 |
Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi | 4 | 4 | 3 | 3 | 4 |
Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi | 4 | 4 | 5 | 4 | 4 |
Cộng | 12 | 12 | 12 | 12 | 11 |
Cơ cấu khối công trình của nhà trường
TT | Số liệu | Năm học 2015-2016 | Năm học 2016-2017 | Năm học 2017-2018 | Năm học 2018-2019 | Năm học 2019-2020 | Ghi chú |
I | Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo | 10 | 10 | 10 | 10 | 12 | |
1 | Phòng kiên cố | 0 | 0 | 0 | 0 | 12 | |
2 | Phòng bán kiên cố | 6 | 6 | 6 | 6 | 0 | |
3 | Phòng tạm | 4 | 4 | 4 | 4 | 0 | |
II | Khối phòng phục vụ học tập | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | |
1 | Phòng kiên cố | 0 | 0 | 0 | 0 | 4 | |
2 | Phòng bán kiên cố | 2 | 2 | 2 | 2 | 0 | |
3 | Phòng tạm | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
III | Khối phòng hành chính quản trị | 6 | 6 | 6 | 6 | 12 | |
1 | Phòng kiên cố | 0 | 0 | 0 | 0 | 9 | |
2 | Phòng bán kiên cố | 4 | 4 | 4 | 4 | 0 | |
3 | Phòng tạm | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | |
IV | Khối phòng tổ chức ăn (gồm nhà bếp, nhà kho) | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | |
Cộng | 19 | 19 | 19 | 19 | 32 |
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
|
Tổng số | Nữ | Dân tộc | Trình độ đào tạo | Ghi chú | ||
Đạt chuẩn | Trên
chuẩn |
Chưa đạt chuẩn | |||||
Hiệu trưởng | 1 | 1 | kinh | 1 | |||
Phó hiệu trưởng | 1 | 1 | kinh | 1 | |||
Giáo viên | 18 | 18 | kinh | 18 | |||
Nhân viên | 5 | 4 | kinh | 2 | 3 | ||
Cộng | 25 | 24 | 22 | 3 |
b) Số liệu của 5 năm gần đây:
TT | Số liệu | Năm học 2015-2016 | Năm học 2016-2017 | Năm học 2017-2018 | Năm học 2018-2019 | Năm học 2019-2020 |
1 | Tổng số giáo viên | 18 | 18 | 18 | 17 | 18 |
2 | Tỷ lệ trẻ em/ giáo viên (đối với nhóm trẻ) | 10 |
15
|
10 |
10 | 13 |
3 | Tỷ lệ trẻ em/ giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) | 24 | 27 | 26 | 25 | 22 |
4 |
Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ em bán trú) | 13 | 19 | 18 | 15 | 16 |
5 | Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên (nếu có) | 3 | 0 | 4 | 0 | 3 |
6 | Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên (nếu có) | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Trẻ em
TT | Số liệu | Năm học 2015-2016 | Năm học 2016-2017 | Năm học 2017-2018 | Năm học 2018-2019 | Năm học 2019-2020 | Ghi chú |
1 | Tổng số trẻ em | 304 | 342 | 323 | 283 | 265 | |
– Nữ | 161 | 169 | 145 | 125 | 130 | ||
– Dân tộc | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
2 | Đối tượng chính sách | 42 | 49 | 58 | 41 | 26 | |
3 | Khuyết tật | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | |
4 | Tuyển mới | 165 | 160 | 135 | 145 | 120 | |
5 | Học 2 buổi/ngày | 89 | 124 | 65 | 61 | 132 | |
6 | Bán trú | 136 | 136 | 158 | 123 | 132 | |
7 | Tỷ lệ trẻ em/lớp | 25 trẻ/lớp | 28 trẻ/lớp | 26 trẻ/lớp | 24 trẻ/lớp | 24 trẻ/lớp | |
8 | Tỷ lệ trẻ em/nhóm | ||||||
– Trẻ em từ 03 đến 12 tháng tuổi | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
– Trẻ em từ 13 đến 24 tháng tuổi | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
– Trẻ em từ 25 đến 36 tháng tuổi | 30 | 33 | 32 | 28 | 26 | ||
– Trẻ em từ 3-4 tuổi | 71 | 67 | 671 | 74 | 58 | ||
– Trẻ em từ 4-5 tuổi | 112 | 118 | 87 | 86 | 93 | ||
– Trẻ em từ 5-6 tuổi | 91 | 124 | 133 | 95 | 93 |
Các số liệu khác
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Mầm non Sơn Ca tọa lạc tại ấp Công Tạo, xã Bình Phú, Huyện Tân Hồng. Trường được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2007. Trước năm 2017 chưa có phòng học mới, các lớp điểm trường học nhờ trường tiểu học, có 02 lớp học nhờ Trường tiểu học Bình Phú 1 và 01 lớp điểm Gò Rượu học nhờ trường Tiểu học Bình Phú 2. Đến năm 2019 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương Trường MNSC được đầu tư xây dựng mới. Trường được xây dựng 3 điểm trường nằm trên địa bàn xã nên thuận tiện cho việc đưa trẻ đến trường. Trường có diện tích 3.741m2 được xây dựng theo mô hình 01 trệt, 01 lầu gồm có 06 phòng học, các phòng chức năng và 04 phòng làm việc: 1 phòng Hiệu trưởng, 1 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng y tế, 1 phòng hành chánh quản trị, 1 hội trường, 1 văn phòng, 1 nhà bếp, 1 phòng nhân viên; Điểm Gò Da có diện tích 1.152,27m2 được xây dựng theo mô hình 01 trệt, 01 lầu gồm có 04 phòng học; Điểm Gò Rượu có diện tích 944,73m2 được xây dựng 01 phòng học. Các lớp học đều thoáng mát, yên tĩnh để các cháu tham gia các hoạt động.
Trường được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND huyện Tân Hồng, phòng GD&ĐT huyện Tân Hồng, cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân xã Bình Phú. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần đoàn kết, phấn đấu vì nhiệm vụ chung. Chi bộ Đảng nhà trường có năng lực tập hợp quần chúng, tinh thần trách nhiệm cao. Các đoàn thể hoạt động tốt, hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động của nhà trường. Nhà trường luôn nâng cao ý thức, phát huy vai trò tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, các ban ngành đoàn thể địa phương luôn quan tâm hỗ trợ về mọi mặt. Đặc biệt, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Trong quá trình hình thành và phát triển, nhà trường đã đạt rất nhiều thành tích như: Chi bộ đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiều năm liền, Công đoàn vững mạnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng được củng cố và nâng cao; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng tăng; trong 5 năm có 10 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Hàng năm, số trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không quá 01%, nhẹ cân không quá 01%. Trường có nhiều trẻ đạt giải cao trong các Hội thi của bé cấp cơ sở. Phong trào của trường luôn được chú trọng nên trường có nhiều thành tích trong các năm học. Ngoài ra nhà trường luôn chú trọng các hoạt động học và hoạt động chơi. Chất lượng hoạt động này luôn được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt vui chơi học tập của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường.
Thực hiện Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường CQG đối với trường Mầm non, Trường MNSC tiến hành thực hiện công tác tự đánh giá nhằm chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của của nhà trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định. Qua đó, tăng cường nâng cao nhận thức cho CB-GV-NV; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tự đánh giá và kiểm định chất lượng GDMN. Qua hoạt động tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của trường nhằm giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường, để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Kết quả tự đánh giá của nhà trường giúp cho tập thể nhà trường thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những tồn tại, hạn chế cần được cải tiến để từng bước xây dựng thương hiệu cho nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện.
TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2 VÀ MỨC 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức quản lý nhà trường
Mở đầu: Trường MNSC có cơ cấu tổ chức bộ máy theo đúng quy định Điều lệ trường mầm non. Các tổ chuyên môn của trường hoạt động tích cực, nề nếp sinh hoạt tốt, đã thực sự phát huy được hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục theo từng độ tuổi đúng với Chương trình GDMN hiện hành. Công tác quản lý và triển khai các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh được tiến hành theo qui định Điều lệ trường mầm non. Nhà trường thực hiện công tác quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý CB-GV-NV, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định. Luôn chú trọng công tác bảo đảm ANTT, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, đảm bảo tốt ATVSTP bếp ăn tập thể; tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương.
Tiêu chí 1. Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Mức 1
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
Mức 2
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
Mức 4
Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu của giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục (Điều 22 Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục số 07/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015); Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và phù hợp với các nguồn lực của nhà trường.
b) Văn bản phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hồng phê duyệt.
c) Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại bản tin nhà trường [H1.1.01.01].
1.2. Mức 2
Nhà trường có xây dựng các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường như: giám sát việc thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển của nhà trường; giám sát việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ; giám sát việc nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng công nghệ thông tin; giám sát việc xây dựng CSVC, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa; giám sát các hoạt động của nhà trường trong việc huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
1.3. Mức 3
Theo định kỳ 2 năm/lần, nhà trường tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong hội đồng trường, CB-GV-NV, CMTE và cộng đồng. Tuy nhiên sự tham gia đóng góp xây dựng phương hướng chiến lược của CMTE còn hạn chế [H1.1.01.02].
1.4.Mức 4
Nhà trường phát triển Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT trường xây dựng chương trình giáo dục phù hợp sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương. Tuy nhiên trường chưa áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
2. Điểm mạnh
Trường MNSC có xây dựng phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu GDMN, với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, phù hợp với các nguồn lực của nhà trường.
3. Điểm yếu
Sự tham gia đóng góp xây dựng phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường có sự tham gia của các thành viên và cộng đồng tuy nhiên sự hỗ trợ của các nguồn lực này chưa nhiều.
Nhà trường chưa áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới do trường thuộc vùng biên giới thuộc Huyện nghèo chưa có điều kiện.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng nhà trường rà soát, bổ sung điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển trên cơ sở có sự tham gia của các thành viên trong hội đồng trường, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và mời các thành viên CMTE và cộng đồng cùng tham gia hỗ trợ.
Nhà trường phấn đấu thực hiện theo các phương pháp của các nước trong khu vực và thế giới theo sự hướng dẫn của phòng, sở.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Mức 1
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có tham mưu Phòng GD&ĐT ra Quyết định thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ 2017-2022 có 07 thành viên [H1.1.02.01]. Ngoài ra trường có thành lập các Hội đồng như: Hội đồng tư vấn có thẩm định sáng kiến kinh nghiệm, Hội đồng thi đua khen thưởng và Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi…. Tuy nhiên cơ cấu nhân sự Hội đồng trường thường xuyên có thay đổi do chuyển công tác, nghỉ việc,… [H1.1.02.02]
b) Các thành viên Hội đồng trường có nhiệm vụ chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng Thi đua – khen thưởng có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với CB-GV-NV, học sinh nhà trường; Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm giúp Hiệu trưởng xem xét, đánh giá và xếp loại các sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân trong nhà trường, đề xuất gửi sáng kiến lên cấp trên thẩm định; Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường giúp nhà trường chấm chọn và đề xuất giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, chọn giáo viên dự thi cấp huyện.
c) Mỗi hội đồng được cơ cấu đầy đủ các bộ phận hoạt động theo đúng quy định; có Chủ tịch hội đồng, phó Chủ tịch Hội đồng, thư ký và ủy viên; Hoạt động của các Hội đồng được định kỳ rà soát, đánh giá những ưu điểm và khắc phục những hạn chế. Hoạt động của các Hội đồng được rà soát, đánh giá theo định kỳ: Hội đồng trường 2 lần/năm, các Hội đồng khác được đánh giá, rút kinh nghiệm ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ. [H1.1.02.03].
1.2. Mức 2
Thành viên trong các Hội đồng của trường luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp hoạt động đồng bộ, kịp thời có ý kiến đề xuất, góp ý phù hợp cho hoạt động của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ thông qua chuyên đề “ Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ“; Hoạt động lấy trẻ làm trung tâm qua các buổi thao giảng. [H1.1.02.04].
Điểm mạnh
Trường MNSC có Hội đồng nhà trường được cơ cấu đầy đủ thành phần, đúng số lượng theo quy định Điều lệ trường mầm non có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, chặt chẽ trong thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trọng tâm năm học nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Mỗi học kỳ, hội đồng trường rà soát đánh giá lại những ưu điểm, hạn chế, để lên kế hoạch đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó trong thời gian sắp tới đạt kết quả tốt hơn.
3. Điểm yếu
Cơ cấu nhân sự Hội đồng trường thường xuyên có thay đổi nhân sự hàng năm của trường do chuyển công tác, nghỉ việc,… nên nhà trường gặp khó khăn trong việc tham mưu với phòng GD&ĐT để có quyết định kiện toàn Hội đồng trường nhiệm kỳ 2017-2022.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2019-2020 Hiệu trưởng củng cố hồ sơ danh sách thay đổi nhân sự của Hội đồng trường lấy nguồn là giáo viên ở tại địa phương gửi về phòng GD&ĐT để ra quyết định kiện toàn.
Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
Mức 1
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
Mức 3
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Trường có tổ chức Công đoàn gồm 23 Công đoàn viên; Ban chấp hành công đoàn do Đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, công đoàn phối hợp với nhà trường tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường; chi đoàn giáo dục trường có 3 đoàn viên, chi đoàn luôn phát huy vai trò xung kích của trường, luôn là đầu tàu gương mẫu trong việc thực hiện các phong trào thi đua do các cấp phát động; Ban đại diện CMTE của trường gồm 05 thành viên được bầu chọn từ Ban đại diện của các lớp. [H1.1.03.01]
b) Công đoàn, chi đoàn, Ban đại diện CMTE hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục và các phong trào của trường đạt hiệu quả; Chi đoàn hoạt động theo chương trình, kế hoạch của xã đoàn và cấp trên phát động; Tuy nhiên trường có ít đoàn viên nên chi đoàn tham gia hoạt động còn hạn chế. [H1.1.03.02]
c) Hàng năm, các tổ chức Công đoàn, Chi Đoàn, Ban đại diện CMTE đều có tổ chức sơ kết và tổng kết để nhằm đánh giá lại các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung phương hướng trong năm tới
Cụ thể: Chi bộ đảng, Công đoàn trường và Đoàn thanh niên thực hiện đánh giá theo năm công tác, Ban đại diện CMTE đánh giá theo từng năm học [H1.1.03.03].
1.2. Mức 2
a) Chi bộ trường Trường MNSC có 19 đảng viên, có chi ủy gồm 05 đồng chí được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ xã Bình Phú và hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết quả đạt được trong các năm như sau: Trong 05 năm gần đây, chi bộ trường MNSC được các cấp đánh giá phân loại 04 năm từ năm 2016 đến năm 2019 trong đó 03 năm chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và 01 năm chi bộ đạt trong sạch vững mạnh [H1.1.03.04];
b) Công đoàn, chi đoàn luôn được sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tích cực tham gia các phong trào thi đua của nhà trường và hoạt động theo Điều lệ công đoàn luôn phát huy vai trò xung kích của trường, luôn là đầu tàu gương mẫu trong việc thực hiện các phong trào thi đua do các cấp phát động; Ban Đại diện CMTE phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ của bé cụ thể: Công đoàn tham gia các cuộc thi do các cấp phát động đạt giải ” Hội thi kể chuyện về gương người tốt, việc tốt, tập thể tốt ”, hội thao nấu ăn. Chi đoàn tham gia các hoạt động do xã đoàn phát động như: trồng cây xanh, trồng hàng rào, phát quà cho người nghèo… [H1.1.03.05].
1.3. Mức 3
a) Đã được mô tả ở chỉ báo a – Mức 2 [H1.1.004];
b) Các đoàn thể trong nhà trường luôn đóng góp có hiệu quả cho các hoạt động như: hiến máu tình nguyện, sơn đồ chơi ngoài trời, vẽ sân chơi cho các cháu, tổ chức cho trẻ tham gia phong trào hoạt động học và vui chơi hứng thú nhằm giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, mang lại thành tích của trường thông qua các hội thi của cô, của bé do phòng GD&ĐT tổ chức và nhận được nhiều giấy khen của cơ quan quản lý cấp trên công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ; Ban đại diện CMTE phối hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền, vận động phối hợp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện cho trẻ, các phong trào hội thi của trẻ, thực hiện đạt duy trì trường Xanh – Sạch – Đẹp [ 1.03.06].
2. Điểm mạnh
Trường MNSC có tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể Công đoàn. Chi bộ Đảng nhiều năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các tổ chức trong nhà trường được cơ cấu đầy đủ thành phần, đúng số lượng theo quy định Điều lệ các đoàn thể phối hợp hoạt động nhịp nhàng, chặt chẽ trong thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ năm học.
3. Điểm yếu
Các hoạt động, phong trào của chi đoàn còn hạn chế do trường có ít đoàn viên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong những năm tới, Hiệu trưởng chỉ đạo các đoàn viên tăng cường phối hợp với thành viên trong các chi đoàn khác để thực hiện nhiều mô hình nhằm đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
Mức 1
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3
a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Trường mầm non Sơn Ca thuộc hạng 1, gồm 11 lớp có 03 điểm trường, Trường có Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng (phụ trách chăm sóc và phụ trách giáo dục) và đang làm quy trình bổ nhiệm 01 phó Hiệu trưởng [H1.1.04.01].
b) Nhà trường thành lập 2 tổ chuyên môn có phó hiệu trưởng giám sát và tổ văn phòng có Hiệu trưởng giám sát. 02 tổ chuyên môn gồm: Tổ chồi- ghép – Lá có 10 giáo viên (1 lớp ghép 3 độ tuổi 1 cô, 2 lớp chồi bán trú 4 cô, 1 lớp chồi 2 buổi/ngày 1 cô, 1 lớp lá bán trú 2 cô; 2 lớp lá 2 buổi /ngày 2 cô), tổ nhà trẻ – mầm- cấp dưỡng có 8 giáo viên, nhân viên nhóm nhà trẻ bán trú 3 cô, 01 lớp mầm bán trú 2 cô, 01 lớp ghép nhà trẻ – mầm 2 buổi /ngày 1 cô, 02 cấp dưỡng và tổ văn phòng có 04 thành viên 01 kế toán, 01 y tế, 01 bảo vệ). Mỗi tổ đều có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó [H1.1.04.02].
c) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường đều xây dựng kế hoạch hoạt động chung theo tuần, tháng, năm học cụ thể rõ ràng. Hằng năm, tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên qua các hội giảng, hội thi, hội thảo, dự giờ. Động viên, khuyến khích giáo viên, nhân viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua sách báo, ti vi và qua mạng Internet. Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên trong tổ như: Đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên hết học kỳ I và học kỳ II, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, bình xét các danh hiệu thi đua cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng hướng dẫn[H1.1.04.03].
1.2. Mức 2
a) Năm học 2019-2020 các tổ chuyên môn có đề xuất thực hiện 02 chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên năm học 2018-2019”; Năm học 2019 -2020 tổ chức chuyên đề “Sử dụng trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi và tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi năm học 2019 -2020”. Qua việc triển khai và tổ chức thực hiện các chuyên đề cho thấy chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên 90% giáo viên biết cách xây dựng môi trường tự nhiên và các điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm và có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, trẻ biết phối hợp cùng cô giáo và các bạn để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên góp phần làm phong phú, đa dạng hơn các loại đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động [H1.1.04.04].
b) Mỗi tổ đều hoạt động dưới sự điều hành của tổ trưởng và sinh hoạt định kỳ vào 2 tuần/lần, định kỳ hàng tháng rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế [H1.1.04.05].
1.3. Mức 3
a) Trong năm học 2018-2019 hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường thông qua kết quả các hội thi của cô và trẻ cấp trường; cấp huyện đạt 2 giải nhì, 8 giải khuyến khích. Trong năm học qua trường không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, không bị thất thoát tài sản, các chế độ của trẻ đều được thực hiện kịp thời.
b) Năm học 2019 -2020 tổ chức chuyên đề “Sử dụng trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi và tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi năm học 2019 -2020”. Qua việc triển khai và tổ chức thực hiện các chuyên đề cho thấy chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên 90% giáo viên biết cách xây dựng môi trường tự nhiên và các điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm và có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, trẻ biết phối hợp cùng cô giáo và các bạn để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên góp phần làm phong phú, đa dạng hơn các loại đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động [H1.1.006].
Điểm mạnh
Tổ chức nhà trường tương đối cơ cấu theo Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non. Ban giám hiệu đều có năng lực nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động giáo dục. Hoạt động của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm cao với trình độ chuyên môn vững vàng nhiệt tình trong công tác. Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Điểm yếu
Còn 01 phó Hiệu trưởng đang làm quy trình bổ nhiệm
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong những năm tới nhà trường tiếp tục lên kế hoạch cải tiến duy trì và phát huy điểm mạnh, thực hiện quy trình bổ nhiệm 01 phó Hiệu trưởng.
Tiêu chí 5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Mức 1
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;
c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.
Mức 2
Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
Mức 3
Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Năm học 2019 – 2020 trường có 11 nhóm lớp, trong đó có 01 nhóm nhà trẻ và 10 lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi và được tổ chức ăn bán trú tại trường 131/264 trẻ đạt tỉ lệ 49,6%. Do phụ huynh đi làm ăn xa, trẻ do ông bà chăm sóc nên chưa cho trẻ học bán trú.
b) Tất cả các nhóm lớp đều học 2 buổi/ ngày.
c) Trường có 01 trẻ khuyết tật đang học tại lớp chồi 3.
1.2. Mức 2
Năm học 2019-2020 trường có tổng số 264 trẻ và được trường phân chia trong mỗi lớp đúng quy định theo Điều lệ trường mầm non cụ thể: Điểm chính có 01 nhóm trẻ 18-36 tháng với 25 trẻ; 01 lớp 3 tuổi với 28 trẻ; 02 lớp 4 tuổi với 51 trẻ bán trú; 01 lớp 5 tuổi với 27 trẻ bán trú; 01 lớp 5 tuổi với 22 trẻ 2b/ngày; 01 lớp ghép 3- 4 tuổi 26 trẻ 2b/ngày. Điểm Gò Da 01 lớp ghép 1-2 tuổi với 17 trẻ 2b/ngày; 01 lớp 4 tuổi với 20 trẻ 2b/ngày; 01 lớp 5 tuổi với 28 trẻ 2b/ngày. Điểm Gò Rượu 01 lớp ghép 3-4-5 tuổi với 19 trẻ 2b/ngày.
1.3. Mức 3
Năm học 2019-2020, Trường có 11 nhóm [H1.1.05.01].
2. Điểm mạnh
Các nhóm lớp được phân chia theo độ tuổi, được tổ chức học bán trú, 2b/ngày. Trường có 11 nhóm, lớp.
3. Điểm yếu
Chưa tổ chức cho trẻ ăn bán trú 100%.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2020 – 2021 Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo vận động tuyên truyền phối hợp chặt chẻ với phụ huynh, phân công cán bộ, giáo viên rà soát tổ chức cho trẻ ăn bán trú 100%.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Nhà trường có hệ thống hồ sơ theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non, gồm có: Hồ sơ quản lý trẻ em; Hồ sơ quản lý nhân sự; Hồ sơ quản lý chuyên môn; Sổ lưu trữ các văn bản, công văn; Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính; Hồ sơ quản lý bán trú. Có lưu trữ đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo đúng quy định [H1.1.06.01].
b) Hàng năm nhà trường lập dự toán tài chính và được Phòng GD-ĐT, Phòng Tài chính – Kế hoạch phê duyệt thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản đúng qui định; hằng tháng công khai trong phiên họp Hội đồng sư phạm, công khai trên bản tin của nhà trường, tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định một năm 2 lần. Quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành, được công khai rộng rải trong Hội nghị viên chức [H1.1.06.02].
c) Thực hiện theo điều lệ trường Mầm non, nhà trường quản lý tài chính, tài sản để phục vụ cho các hoạt động giáo dục, có kế hoạch kiểm tra bảo trì các phương tiện phục vụ văn phòng quản lý tốt các phương tiện phục vụ văn phòng như: máy tính, máy in…, khai thác, mua sắm, sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Việc quản lý, thu chi các nguồn tài chính của nhà trường thực hiện theo qui định hiện hành của Bộ tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cuối năm học nhà trường có đánh giá lại việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đơn vị [H1.1.06.03].
1.2. Mức 2
a) Nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm MISA, EMIS, phần mềm quản lý thiết bị trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường
b) Trong 05 năm liên tiếp nhà trường không vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của đoàn kiểm tra [H1.1.004].
1.3. Mức 3
Nhà trường xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương, huy động những nguồn lực hợp pháp để phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.Huy động nguồn tài trợ hợp pháp được các tổ chức, cá nhân, các bậc cha mẹ trẻ em đồng thuận và hưởng ứng cao [H1.1.06.05].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có thực hiện đầy đủ hệ thống hồ sơ và được lưu trữ theo quy định, công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường. Tại thời điểm đánh giá, trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản. Nhà trường có xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương nhằm huy động những nguồn lực hợp pháp để phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
3. Điểm yếu
Công tác báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo từng quý, năm đôi lúc còn chậm. Do thời gian kiểm kê trùng với thời gian nghỉ Tết, cuối năm dồn nhiều báo cáo và lập dự toán cho năm sau.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm 2020 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và thực hiện các văn bản quy định về quản lý tài chính. Thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách, Luật kế toán Nhà nước. Thực hiện đúng lịch quyết toán và báo cáo đảm bảo đúng thời điểm, phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên thực hiện cải tiến quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Hằng năm, nhà trường đều có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cụ thể qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nghiệp vụ qua kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp trường, tham gia dạy hội giảng, thao giảng để nâng cao tay nghề [H1.1.07.01].
b) Nhà trường đảm bảo phân công sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên rõ ràng, hợp lý, phù hợp trình độ và nhu cầu công việc, giảng dạy; việc phân công sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường đảm bảo hiệu quả các hoạt động trong nhà trường [H1.1.07.02].
c) Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường được đảm bảo các quyền theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 37 của Điều lệ trường mầm non (Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ GDĐT) như đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương và các chế độ thai sản, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, được khen thưởng khi có thành tích trong công tác, được tham gia vào các hoạt động của ngành cũng như của địa phương. Tuy nhiên, một số giáo viên lớn tuổi, giáo viên con nhỏ hạn chế tham gia vào các hoạt động của ngành cũng như của địa phương [H1.1.07.03].
1.2. Mức 2
Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp như: Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường của CBGV NV, động viên, khuyến khích, khen thưởng những CBGV NV đạt thành tích cao trong công tác… để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường [H1.1.07.04].
2. Điểm mạnh
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường hàng năm được duy trì. Việc phân công chức năng, nhiệm vụ cho CBGV NV phù hợp nên chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên. Chế độ chính sách, quyền lợi cho CBGVNV của CBGV NV được đảm bảo.
3. Điểm yếu
Cường độ làm việc của giáo viên còn cao, một số giáo viên lớn tuổi, giáo viên con nhỏ chưa tham gia vào các hoạt động của ngành cũng như của địa phương.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Bám sát nhiệm vụ năm học 2019-2020, các văn bản, chỉ thị của ngành để xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp, sát với thực tế của nhà trường và mang tính khả thi. Thường xuyên theo dõi, cập nhật và bổ sung kế hoạch khi cần thiết. Duy trì và giữ vững việc theo dõi, đánh giá hiệu quả việc thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời điểm. Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, lên lịch khoa học, thống nhất cao trong việc rà soát các hoạt động. Thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ giáo viên lớn tuổi và giáo viên con nhỏ tạo điều kiện tham gia hoạt động do ngành, địa phương tổ chức.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Thực hiện theo chương trình GDMN mới Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nhà trường căn cứ kế hoạch năm học của Phòng GD&ĐT, căn cứ điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường có kế hoạch giáo dục khối Nhà trẻ, khối Mầm, khối Chồi, khối Lá phù hợp với qui định hiện hành, có thể hiện rõ mục tiêu, nội dung phù hợp với từng độ tuổi [H1.1.08.01].
b) Quản lý các hoạt động giáo dục, nhà trường tiến hành như sau: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện (kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch chuyên môn) theo từng năm, tháng, tuần. Hàng tháng, qua buổi họp HĐSP, phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục triển khai đến từng tổ, cá nhân, để xây dựng kế hoạch thực hiện. Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, giáo viên ở các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ của nhóm, lớp phù hợp điều kiện thực tế địa phương, điều kiện của nhà trường và tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung theo kế hoạch đã đề ra [H1.1.08.02].
c) Định kỳ nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục theo kế hoạch tự kiểm tra như dự giờ, thăm lớp; rút kinh nghiệm những việc làm tốt hoặc chưa tốt sau đó bổ sung, điều chỉnh thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng nhà trường. Tuy nhiên, lịch dự giờ đôi lúc thực hiện còn chậm so với kế hoạch, do trùng với các buổi họp của địa phương nên phải dời lại vào ngày khác [H1.1.08.03].
1.2. Mức 2
Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kịp thời, đúng tiến độ các kế hoạch hoạt động giáo dục đề ra. Năm học 2018-2019, nhà trường được UBND huyện, Phòng GD&ĐT đánh giá đạt tập thể lao động tiên tiến trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H1.1.08.04].
2. Điểm mạnh
Nhà trường nghiêm túc xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ các kế hoạch hoạt động giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường được UBND huyện, Phòng GD&ĐT đánh giá đạt tập thể lao động tiên tiến trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Điểm yếu
Lịch dự giờ đôi lúc thực hiện còn chậm so với kế hoạch, do trùng với các buổi họp của địa phương nên phải dời lại vào ngày khác.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2019- 2020 Nhà trường sẽ theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận thực hiện tốt hơn, đồng thời điều chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu xót để hoạt động giáo dục của nhà trường luôn đạt hiệu quả.
Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Mức 1
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
a) Hằng năm nhà trường có xây dựng kế hoạch năm, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Trong Hội nghị CB-GV-NV các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên còn một vài giáo viên chưa mạnh dạn tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc Hội nghị, Đại hội và trong các cuộc họp ở trường [H1.1.09.01].
b) Trong những năm qua nhà trường không có tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của giáo viên, nhân viên và phụ huynh thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường [H1.1.002].
c) Trong Hội nghị cán bộ công chức Ban Thanh tra nhân dân có báo cáo tổng kết việc thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở. Trong thời gian qua qui chế dân chủ vẫn được đảm bảo như công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi tiền ăn bán trú, quyết toán theo quy định hiện hành, việc thực hiện nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, vượt khung, thâm niên…, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật chưa có dấu hiệu vi phạm [H1.1.09.03].
1.2. Mức 2
Trường có xây dựng kế hoạch, các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả. Hàng tháng trường có công khai tài chính trong các cuộc họp hội đồng, niêm yết ở bảng công khai, báo cáo theo yêu cầu của ngành và công khai trong hội nghị cán bộ công chức [H1.1.09.04].
2. Điểm mạnh
Năm học 2019-2020 Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Xây dựng tập thể đoàn kết, không có xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Nhà trường có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, thực hiện công khai minh bạch rõ ràng theo quy định.
3. Điểm yếu
Còn một vài giáo viên chưa mạnh dạn tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc Hội nghị, Đại hội và trong các cuộc họp ở trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tối đa tính tích cực trong việc đóng góp ý kiến xây dựng các kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường trong các buổi Đại hội, Hội nghị và các cuộc họp của nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ;an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Nhà trường xây dựng đầy đủ các phương án đảm bảo ANTT; ATVSTP; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn tài liệu tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Có tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu. Tuy nhiên hệ thống báo cháy đôi lúc chưa ổn định. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy nổ còn hạn chế [H1.1.10.01].
b) Nhà trường có hộp thư góp ý, đường dây nóng và điện thoại để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân. Nhà trường có kế hoạch để đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, thông qua qui chế phối hợp giữ gìn ANTT giữa nhà trường và Công An xã Bình Phú [H1.1.10.02].
c) Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, thân thiện, không có hiện tượng kỳ thị học sinh, vi phạm về giới, không có hiện tượng bạo lực xảy ra trong nhà trường [H1.1.10.03].
1.2. Mức 2
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên được phổ biến thực hiện phương án đảm bảo ANTT thông qua quy chế phối hợp giữ gìn ANTT giữa nhà trường và Công an xã, có bảo vệ đảm bảo về ANTT trong nhà trường. Giờ đón và trả trẻ, bảo vệ có mặt để hướng dẫn phụ huynh để xe đúng nơi quy định đề phòng kẻ gian đột nhập vào trường trong giờ cao điểm; bảo vệ trực đêm tại trường, tài sản nhà trường luôn được đảm bảo tuy nhiên nhân viên bảo vệ của nhà trường chưa có chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện tốt việc xây dựng phương án phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, tổ chức tập huấn cho giáo viên biết cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp đối với trẻ. Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn thương tích, loại bỏ hoặc sửa chữa những thiết bị, đồ dùng đồ chơi không an toàn, giáo dục cho trẻ biết cách phòng chống tai nạn thương tích, không để xảy ra trường hợp mất an toàn đối với trẻ. Ngoài ra, nhà trường còn xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, lắp đặt bình chữa cháy, nội quy, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy… ở các vị trí dễ nhìn thấy, dễ sử dụng, có phương án phòng chống thảm họa thiên tai, phương án phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực học đường bạo hành trẻ em trong nhà trường. Trung tâm y tế xã, huyện thường xuyên kiểm tra đột xuất ATVSTP, kiểm tra vệ sinh môi trường và điều kiện bếp ăn tập thể đạt tiêu chuẩn.
b) Ban giám hiệu có xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, phân công các thành viên thường xuyên kiểm tra hoạt động sư phạm tại các lớp về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và nề nếp lớp để thu thập thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường và gây mất ANTT nhằm có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có xây dựng đầy đủ các phương án, nhiều năm qua nhà trường không có xảy ra cháy nổ, ngộ độc thực phẩm, không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới và không xảy ra mất trộm tài sản, nhà trường được công nhận đạt chuẩn “An toàn về ANTT” trường học. Có đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường.
3. Điểm yếu
Nhân viên bảo vệ của nhà trường chưa có chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy nổ còn hạn chế.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
BGH nhà trường tiếp tục làm tốt công tác đảm bảo ANTT, an toàn trường học. Tham mưu với cấp trên mở lớp tập huấn và cấp chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của trường. Tích cực làm tốt công tác xã hội hoá, tạo nguồn kinh phí bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy nổ trong nhà trường.
Tự đánh giá: Đạt mức 2
Kết luận về Tiêu chuẩn 1
* Điểm mạnh
– Nhà trường có thực hiện xây dựng kế hoạch, phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển đều có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng;
– Có đầy đủ hội đồng theo quy định của Điều lệ trường Mầm non, hoạt động có hiệu quả theo kế hoạch góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
– Các tổ chức đoàn thể, chi bộ trong nhà trường hoạt động đúng theo điều lệ, tích cực tham gia các hoạt động phong trào thi đua đạt hiệu quả, phối hợp với nhà trường thực hiện đạt mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ do nhà trường và cấp trên giao.
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định của Điều lệ trường mầm non, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường có kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng và năm học có rà soát, đánh giá, điều chỉnh nhiệm vụ hoạt động, sinh hoạt định kỳ theo quy định. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ.
– Quản lý hành chính, tài chính và tài sản, quản lý tốt hồ sơ và lưu trữ theo quy định. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và có công khai trong hội nghị cán bộ viên chức và có bổ sung, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục trẻ.
– Triển khai thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Phân công sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đạt hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục cũng như các hoạt động của trường. Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ theo chương trình Giáo dục Mầm non triển khai đến tất cả giáo viên, nhân viên thông qua các cuộc họp chuyên môn.
– Trường có xây dựng kế hoạch có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường. Có đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường. không xảy ra tình trạng vi phạm các tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường;
Điểm yếu
Việc tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường có sự tham gia của các thành viên cha mẹ học sinh và cộng đồng tuy nhiên sự hỗ trợ của các nguồn lực này chưa nhiều.
Cơ cấu nhân sự Hội đồng trường thường xuyên có thay đổi nhân sự hàng năm của trường do chuyển công tác, nghỉ việc,… nên nhà trường gặp khó khăn trong việc tham mưu với phòng GD&ĐT để có quyết định kiện toàn Hội đồng trường nhiệm kỳ 2017-2022.
Các hoạt động, phong trào của chi đoàn còn hạn chế do trường có ít đoàn viên.
Chưa tổ chức cho trẻ ăn bán trú 100%.
Công tác báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo từng quý, năm đôi lúc còn chậm. Do thời gian kiểm kê trùng với thời gian nghỉ Tết, cuối năm dồn nhiều báo cáo và lập dự toán cho năm sau.
Năng lực của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều do một số giáo viên lớn tuổi khả năng nắm bắt chậm, giáo viên trẻ có con nhỏ chưa chuyên tâm trong thực hiện nhiệm vụ.
Lịch dự giờ đôi lúc thực hiện còn chậm so với kế hoạch, do trùng với các buổi họp của địa phương nên phải dời lại vào ngày khác.
Còn một vài giáo viên chưa mạnh dạn tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc Hội nghị, Đại hội và trong các cuộc họp ở trường.
– Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 10/10
– Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 00/10
Số lượng chỉ báo theo từng mức: Mức 1 đạt 10/10; Mức 2 đạt 10/10; Mức 3 đạt 05/05; Mức 4 đạt 00/01.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Mở đầu:
Đội ngũ cán bộ quản lý của trường cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường Mầm non. Trường có Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có thời gian công tác trong ngành giáo dục 22 năm, Phó hiệu trưởng có thời gian công tác trong ngành giáo dục 10 năm. Có nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý. Đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ. Tập thể Hội đồng sư phạm là một khối đoàn kết, thống nhất cao trong mọi hoạt động. Hàng năm được tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định và cuối năm học đều được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Tiêu chí 1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Ban giám hiệu nhà trường gồm 02 người. Hiệu trưởng có trình độ Đại học sư phạm Mầm non, công tác liên tục trong ngành Giáo dục Mầm non 22 năm ( 12 năm dạy lớp và 10 năm làm cán bộ quản lý), đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn và bán trú có bằng Đại học sư phạm mầm non, có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục 10 năm (8 năm dạy lớp và 2 năm làm công tác quản lý), 01 phó hiệu trưởng đang thực hiện quy trình bổ nhiệm theo quy định. [H2.2.001].
b) Trong 05 năm liên tiếp tính từ năm học 2014 -2015 đến 2017-2018, đánh giá chuẩn hiệu trưởng đạt mức xuất sắc, 2018-2019 đạt mức tốt; Phó hiệu trưởng 01 năm đạt mức khá (2017-2018), 4 năm đạt mức xuất sắc (từ năm 2014 -2015 đến 2016-2017 và năm 2018-2019) [H2.2.01.02].
c) Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng được bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ .Hiệu trưởng được bồi dưỡng xong khóa quản lý giáo dục năm Phó Hiệu trưởng được bồi dưỡng xong khóa quản lý giáo dục năm 2014 [H2.2.01.03].
1.2. Mức 2
a) Đã được mô tả ở chỉ báo b – Mức 1 [H2.2.01.02].
b) Ban giám hiệu trường đã được bồi dưỡng qua lớp lý luận chính trị theo quy định. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng có bằng chứng nhận sơ cấp lý luận chính trị; BGH được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm. Tuy nhiên Hiệu trưởng chưa học qua lớp Trung cấp lý luận chính trị, phó hiệu trưởng đang học lớp trung cấp lý luận chính trị [H2.01.04].
1.3. Mức 3
Đã được mô tả ở chỉ báo b – Mức 1 [H2.2.01.02].
Điểm mạnh:
Cán bộ quản lý đều có trình độ đạt chuẩn theo qui định, có năng lực điều hành các hoạt động chăm sóc, giáo dục. Nắm vững Chương trình giáo dục mầm non, có đủ năng lực quản lý, triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường.
Hiệu trưởng trong 5 năm được đánh giá xuất sắc và tốt.
3. Điểm yếu
01 phó hiệu trưởng đang thực hiện quy trình bổ nhiệm theo quy định.
Hiệu trưởng chưa có bằng Trung cấp lý luận chính trị.
Phó hiệu trưởng đang học lớp trung cấp lý luận chính trị
Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hiệu trưởng tham mưu cấp trên để đẩy nhanh quá trình bổ nhiệm phó hiệu trưởng cho trường.
Từ năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo Hiệu trưởng tham mưu cấp trên để tham gia lớp học trung cấp chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị của bản thân.
Năm học 2020 -2021 phó hiệu trưởng hoàn thành lớp trung cấp lý luận chính trị.
Tự đánh giá: Đạt mức 3.
Tiêu chí 2: Đối với giáo viên
Mức 1
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
Mức 4
Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Năm học 2019-2020 tổng số giáo viên 18/11 nhóm, lớp trong đó có 6/11 lớp học 2 buổi/ ngày, 5/11 lớp tổ chức bán trú . Cụ thể như sau: Nhà trẻ : 3 GV/ 25 trẻ; Mầm 1: 3 GV/ 28 trẻ ; Mầm 2 : 1GV/17 trẻ ; Chồi 1: 2GV/ 26 trẻ; Chồi 2: 2GV/ 25 trẻ; Chồi 3: 1/20; Chồi ghép: 1GV/26 trẻ; Lá 1: 2 GV/28 trẻ ; Lá 2: 1GV/ 22 trẻ; Lá 3: 1GV/28 trẻ; Lá ghép: 1GV/19 trẻ. Đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo qui định hiện hành [H2.2.02.01].
b) Trường có 100% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, trong đó: trình độ Đại học 17/18 tỷ lệ 94%; Cao đẳng 01/18 GV đạt tỷ lệ 6%. [H2.2.002].
c) Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên qua các năm như sau: Năm học 2014-2015: Xuất sắc 15/17 GV, khá 02/17 GV; Năm 2015-2016 xuất sắc 17/18 GV, khá 01/18 GV; Năm 2016-2017 xuất sắc 16/18 GV, khá 02/18 GV; Năm 2017-2018 xuất sắc 15/17 GV, khá 02/17 GV; Năm 2018-2019 tốt 14/17 GV, khá 01/17 GV, đạt 02/17. Một số giáo viên lớn tuổi cập nhật công nghệ thông tin còn chậm nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế. [2.02.03].
1.2. Mức 2
a) Đã được mô tả ở chỉ báo b – Mức 1[H2.2.002].
b) Đã được mô tả ở chỉ báo c – Mức 1 [2.02.03].
c) Trong 05 năm học vừa qua giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình không có giáo viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2.2.02.04].
1.3. Mức 3
a) Đã được mô tả ở chỉ báo b – Mức 1[H2.2.002].
b) Đã được mô tả ở chỉ báo c – Mức 1[2.02.03].
1.4. Mức 4 (mô tả)
Đã được mô tả ở chỉ báo c – Mức 1[H2.2.02.03].
Điểm mạnh:
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, năm học 2019-2020, Nhà trường có 18/18 giáo viên trình độ trên chuẩn tỷ lệ 100%. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình tâm huyết, được phụ huynh tín nhiệm.
Trong 5 năm liên tiếp có 90% giáo viên được đánh giá từ khá trở lên. Trong đó có 80% được đánh giá tốt
Điểm yếu:
Một số giáo viên lớn tuổi cập nhật công nghệ thông tin còn chậm nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế.
Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên lớn tuổi tham gia các lớp học công nghệ thông tin, mở các buổi học tại trường để giáo viên có trình độ tốt về công nghệ thông tin hướng dẫn cho các cô lớn tuổi cập nhật công nghệ thông tin chậm để các cô học hỏi nâng cao trình độ công nghệ thông tin của bản thân.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 3: Đối với nhân viên
Mức 1
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
Mô tả hiện trạng:
1.1. Mức 1
a) Có nhân viên kiêm nhiệm đảm bảo các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công. Cụ thể có 5 nhân viên gồm: 01 kế toán kiêm văn thư, 01 y tế trường học kiêm thủ quỹ, 02 nhân viên nấu ăn, 01 nhân viên bảo vệ. đủ số lượng nhân viên theo quy định [H2.2.03.01].
b) Các nhân viên trong nhà trường được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tế cụ thể như sau: nhân viên kế toán-văn thư thực hiện thu chi và báo cáo tài chính, nhận và lưu trữ công văn; nhân viên y tế trường học- thủ quỹ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ, quản lý các loại quỹ của nhà trường; nhân viên nấu ăn thực hiện công tác chế biến thức ăn cho trẻ; nhân viên bảo vệ thực hiện các công việc trực cổng kiểm soát mọi đối tượng ra vào trường ,bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường .Tuy nhiên kế toán kiêm nhiệm văn thư lưu trữ công văn chưa khoa học vì chưa được học qua lớp văn thư lưu trữ [H2.2.03.02].
c) Đội ngũ nhân viên nhà trường luôn tích cực trong công tác, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, chủ động trong công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao [H2.2.03.03].
1.2. Mức 2
a) Trường có 05 nhân viên đảm bảo số lượng cơ cấu theo quy định [H2.2.03.01].
b) Trong 05 năm liên tiếp từ năm 2014 – 2015 đến 2018 -2019 nhà trường không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên .[H2.2.03.04].
1.3. Mức 3
a) Nhân viên có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm. Cụ thể như sau: Kế toán có trình độ cao đẳng, Y tế có trình độ trung cấp y sĩ và trung cấp điều dưỡng, nhân viên nấu ăn đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ATVSTP, Bảo vệ có giấy chứng nhận đã học lớp nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp và đã tham dự lớp tập huấn về công tác bảo vệ, tập huấn phòng cháy chữa cháy. [H2.2.03.05].
b) Hàng năm các nhân viên như: Kế toán-Văn thư, Y tế trường học, nấu ăn bảo vệ, được nhà trường tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức [H2.2.03.06].
Điểm mạnh:
Nhà trường có số lượng nhân viên theo qui định, các nhân viên trong nhà trường được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tế. Tất cả đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điểm yếu:
Nhân viên kế toán kiêm nhiệm văn thư, lưu trữ công văn chưa khoa học vì chưa được học qua lớp văn thư lưu trữ
Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2020- 2021 BGH nhà trường tạo điều kiện cho nhân viên kế toán tham gia lớp học văn thư lưu trữ, bản thân nhân viên kế toán phải tích cực học hỏi về việc lưu trữ công văn của văn thư trường bạn, học hỏi qua sách, mạng.
Tự đánh giá: Đạt mức 3.
Kết luận về Tiêu chuẩn 2:
Điểm mạnh:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ đào tạo Đại học Giáo dục Mầm non, đồng thời đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, sơ cấp lý luận chính trị và các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có năng lực quản lý, phong cách chuẩn mực, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình Giáo dục mầm non, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn. Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống giản dị, trung thực trong công tác, quan hệ đúng mực với mọi người, tận tâm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Được nhà trường đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách và tạo điều kiện trong việc tham gia bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Trẻ được bố trí phù hợp ở các nhóm lớp theo độ tuổi theo quy định. Trẻ được hưởng đủ các quyền lợi theo qui định.
* Điểm yếu
01 phó hiệu trưởng đang thực hiện quy trình bổ nhiệm theo quy định. Hiệu trưởng chưa có bằng Trung cấp lý luận chính trị. Phó hiệu trưởng đang học lớp trung cấp lý luận chính trị; Một số giáo viên lớn tuổi cập nhật công nghệ thông tin còn chậm nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế; Nhân viên kế toán kiêm nhiệm văn thư, lưu trữ công văn chưa khoa học vì chưa được học qua lớp văn thư lưu trữ.
– Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3/3
– Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/3
Số lượng chỉ báo theo từng mức: Mức 1 đạt 09/09; Mức 2 đạt 07/07; Mức 3 đạt 05/05; Mức 4 đạt 00/01.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Mở đầu: Trường có Diện tích khuôn viên và sân vườn đảm bảo theo quy định, cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập được thiết kế đảm bảo diện tích theo quy định, đặc biệt có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc. Khối phòng hành chính – quản trị đảm bảo đủ phòng, đủ điện tích, đủ đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị bên trong. Khối phòng tổ chức ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm và ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
Tiêu chí 1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
Mức 1
a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;
c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
Mức 2
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;
b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;
c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Mức 3
Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mức 4
Sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Trường và các điểm trường Mầm non Sơn Ca được xây dựng với diện tích điểm chính là 6.010,6 m2, bình quân 33,2 m2//trẻ; điểm Gò Da điện tích 1.152,27 m2 bình quân 17,7m2// trẻ, điểm Gò Rượu diện tích 944,7 m2 bình quân 49,7m2// trẻ vượt so với quy định chuẩn (là 12m2 đối với nông thôn) [H3.3.01.01].
b) Trường và các điểm trường có cổng trường bằng bê tông kiên cố, biển tên trường gồm tên trường góc trên bên trái, dòng thứ nhất UBND Huyên Tân Hồng, dòng thứ 2 PGDĐT Tân Hồng, hàng rào 4 mặt bằng bê tông sắt thép, điểm Gò Da và Gò rượu hàng rào mặt trước bằng bê tông sắt thép kiên cố, 3 mặt còn lại bằng lưới B40 bao quanh chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ, khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ
c) Trường và các điểm trường có tổng diện tích sân chơi chung 5,045 m2 đảm bảo an toàn cho trẻ vui chơi ngoài trời. Sân chơi rộng rãi và được trồng cây xanh, hoa kiểng không có chất độc hại, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia chăm sóc cây và hoạt động trải nghiệm, khám phá. Sân chơi có lót đal sạch sẽ. Trường mới được xây dựng cây xanh chưa tạo bóng mát nhiều. Hành lang của nhóm lớp được bao quanh bằng hệ thống lan can xây bằng tường, song sắt cao 1 m đảm bảo an toàn cho trẻ khi sinh hoạt. Điểm Gò Da và Gò Rượu sân chơi được lót đal sạch sẽ, có trồng cây xanh nhưng chưa có bóng mát nhiều vì trường mới xây dựng [H3.3.01.02].
1.2. Mức 2
a) Trường và các điểm trường được xây dựng kiên cố, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích xây dựng công trình khối phòng học và phòng hành chính 3063,44 m2 đạt 38%, diện tích sân vườn 5044,16 m2 đạt 62% theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 [H3.3.01.01].
b) Trường và các điểm có khuôn viên rộng, tường bao quanh ngăn cách với bên ngoài; có hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp trang trí các chậu hoa tươi, cây xanh, sân trường có trồng nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc do nhiều điểm trường mới xây dựng nên chưa đảm bảo bóng mát cho trẻ, hàng tuần nhà trường tổ chức tổng vệ sinh làm cỏ các bồn hoa; giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá và tạo cơ hội cho trẻ học tập tốt
c) Sân trường các điểm trường được phân theo khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo như: Bộ nhà chơi cầu trượt, xích đu, (nhỏ) khối cầu trượt nấm và củ cải, bộ vận động thể chất liên hoàn khối lục giác hoa lá, bập bênh 4 nghế, đu quay chén, bập bênh cá sấu, con nhún hải ly, bập bênh con cá, bập bênh thiên nga, cẩu trượt đơn, xích đu treo xe khách, có rào chắn an toàn ngăn cách với bên ngoài [H3.3.01.03].
1.3. Mức 3
Khu vực trẻ chơi ngoài trời có khu vực riêng để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động, sân chơi đa dạng các đồ chơi ngoài trời như: trò chơi liên hoàn, xích đu, cầu trượt, bập bênh, thú nhún… có đủ 10 loại đồ chơi ngoài trời theo danh mục quy định. Ngoài ra nhà trường còn làm thêm một số đồ chơi tự làm như giống thang dây, cầu khỉ phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ, các điểm lẻ có đồ chơi ngoài trời, phục vụ cho trẻ vui chơi học tập [H3.3.01.04].
1.4. Mức 4
Diện tích sân vườn 5044,16 m2 đạt 62% theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011. Trường có các góc chơi ngoài lớp học để giúp trẻ khám phá trải nghiệm.
Điểm mạnh
CSVC nhà trường được đầu tư xây mới khang trang, sạch đẹp, diện tích khuôn viên sân trường đúng quy định. Có khu vui chơi riêng biệt đảm bảo phục vụ vui chơi cho trẻ.
Điểm yếu
Trường mới được xây dựng cây xanh chưa tạo bóng mát nhiều, nguyên nhân do cây mới trồng.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2019- 2020 và những năm tiếp theo Nhà trường phân công cho từng bộ phận trồng và chăm sóc cây để tạo bóng sân trường, làm mái che tạo điều kiện cho trẻ hoạt động vui chơi.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập
Mức 1
a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi;
b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Mức 2
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
Mức 3
Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
Mức 4
100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.
Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Trường Mầm non Sơn Ca có tổng số 12 phòng học/11 nhóm lớp cụ thể điểm chính có các lớp: 01 nhóm 25-36 tháng; 01 lớp Mầm, 02 lớp Chồi (Chồi 1, Chồi 2), 02 lớp Lá (Lá 1; Lá 2), 01 lớp chồi ghép. Điểm Gò Da có các lớp: lớp Lá 3, chồi 3, lớp mầm 2. Điểm Gò Rượu có lớp lá ghép. [3.02.01].
b) Trường có phòng sinh hoạt chung cho trẻ (phòng học làm phòng ngủ) thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng giáo dục nghệ thuật, phòng Kidsmart, phòng ngoại ngữ, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên dụng cụ âm nhạc và trang phục biểu diễn phòng nghệ thuật chưa phong phú [H3.03.02.02].
c) Các phòng học được lắp đặt hệ thống đèn, quạt đủ ánh sáng và thoáng mát đảm bảo cho trẻ hoạt động; có tủ đựng chăn, màn, hồ sơ cho từng nhóm, lớp, có thiết bị dạy học tối thiểu, ti vi để phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ [3.02.03].
1.2. Mức 2
a) Phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích là 51,84 m2, bình quân 2,34m2/trẻ. Các phòng được trang bị đủ bàn ghế cho trẻ hoạt động, các lớp có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02. Các lớp có nhiều tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Nhà trường có phòng tin học diện tích 43,5 m2 cho trẻ được sử dụng phần mềm kidsmart được bố trí 10 máy. Nhà trường có phòng riêng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ diện tích 51,84 m2 và có phòng âm nhạc diện tích 65m2 được trang bị đầy đủ các dụng cụ, các phòng đảm bảo diện tích quy định đáp ứng nhu cầu cho trẻ tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên một số máy ở phòng kidsmart đã bị hư hỏng không sử dụng được [H3.3.02.04].
b) Các phòng học được bố trí 5 kệ hoạt động góc, 02 tủ đựng đồ dùng cá nhân cho trẻ, các kệ để giầy dép…Có đầy đủ các thiết bị: Bàn, ghế đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp, bàn ghế, bảng cho giáo viên. Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên tủ đồ dùng cá nhân khu vực mới xây chưa đủ [3.02.05].
1.3. Mức 3
Nhà trường có phòng ngoại ngữ, phòng tin học, phòng âm nhạc để tổ chức cho trẻ làm quen.
1.4. Mức 4 (mô tả)
Các công trình của Nhà trường đang sửa chữa và xây dựng. Trường chưa có phòng tư vấn tâm lý; Có khu vực dành riêng cho trẻ vui chơi vận động.
Điểm mạnh:
Nhà trường có phòng học tương ứng với số lớp theo độ tuổi, có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng kidsmart đảm bảo đạt chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đầy đủ hệ thống tủ, kệ góc đồ dùng đồ chơi cho các lớp theo quy định và được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
Điểm yếu
Các công trình của Nhà trường đang sửa chữa và xây dựng. Trường chưa có phòng tư vấn tâm lý. Một số máy trong phòng kidsmart đã bị hư hỏng không sử dụng được, nguyên nhân do cấp nhiều năm xuống cấp không sửa chữa được.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2020 – 2021 và những năm tiếp theo Nhà trường cân đối kinh phí mua thêm máy đồng thời báo nhu cầu về PGD để xem xét cấp thêm. Giai đoạn 2020-2025, trường bố trí sắp xếp phòng tư vấn tâm lý.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 3: Khối phòng hành chính – quản trị
Mức 1
a) Có các loại phòng theo quy định;
b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2
a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Mức 3
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Khối phòng hành chính quản trị của trường gồm có: văn phòng trường, phòng Hiệu trưởng, phòng phó Hiệu trưởng, phòng hành chánh quản trị, phòng y tế, phòng thường trực bảo vệ; phòng dành cho nhân viên; nhà vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên. Khu nhà xe cho CB-GV-NV và khu vực đậu xe cho phụ huynh, khách tuy nhiên diện tích còn nhỏ hẹp chưa đủ trong giờ cao điểm (đưa đón trẻ).
b) Khối phòng hành chính quản trị được trang bị các thiết bị tối thiểu để phục vụ cho công tác quản lý như: máy vi tính, máy in… bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách, tủ đựng hồ sơ, biểu bảng… [3.03.01].
c) Trường và các điểm trướng có khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý ở kề cổng phụ khoảng 20m đảm bảo an toàn, trật tự. Khu vực đậu xe cho phụ huynh, khách diện tích nhỏ hẹp chưa đủ trong giờ cao điểm.
1.2. Mức 2
a) Trường có hội trường với diện tích 162m2, văn phòng trường diện tích 95m2, phòng Hiệu trưởng 23.45m2, phòng phó Hiệu trưởng 23,45m2, phòng hành chánh quản trị 23,45m2, phòng y tế 23,45m2; phòng dành cho giáo viên nhân viên 23.45m2; nhà vệ sinh dành cho GV, NV 14,8m2. [H3.3.03.02].
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che bằng tol được bố trí hợp lý cách cổng phụ 20m, đảm bảo an toàn, thuận tiện.
1.3. Mức 3
Nhà trường có đủ các phòng đảm bảo theo quy định, có các thiết bị tối thiểu như bàn làm việc, bàn ghế để tiếp khách, tủ đựng hồ sơ, máy tính và các phương tiện làm việc khác theo Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non [H3.3.03.03].
Điểm mạnh
Trường có đầy đủ các phòng hành chính – quản trị và được trang bị đầy đủ các thiết bị bên trong. Các loại phòng được đầu tư xây dựng theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có đầy đủ các thiết bị tối thiểu ở các phòng hành chánh quản trị. Có khu để xe riêng biệt cho CBGV an tâm công tác.
Điểm yếu
Khu vực đậu xe cho phụ huynh, khách diện tích nhỏ hẹp chưa đủ trong giờ cao điểm.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu bố trí nơi để xe cho khách an toàn, thuận tiện hơn.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 4: Khối phòng tổ chức ăn
Mức 1
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mức 3
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Bếp ăn của nhà trường được xây dựng kiên cố, sàn lát gạch men sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát.
b) Trường có kho thực phẩm với diện tích là 23,45m chứa các loại thực phẩm như: gia vị, củ, quả, … kho lương thực với diện tích là 23,45m2 chứa gạo, mì, nuôi, hủ tiếu, sữa…
c) Trường có tủ lạnh nên rất thuận lợi cho việc lưu trữ mẫu thức ăn đảm bảo đúng theo quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm [H3.3.04.01].
1.2. Mức 2
Bếp ăn được xây dựng kiên cố với diện tích 67m2 đảm bảo 0.35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều; có đầy đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn bán trú như: xô dựng cơm, canh, đồ mặn…dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm như: Dao, thớt, xoong chảo, thao, rổ, tủ lạnh lưu mẫu thức ăn,… đủ nước sử dụng hàng ngày được cơ quan y tế kiểm định, xử lý rác thải đúng quy định, có đầy đủ các nội quy của nhà bếp, 10 nguyên tắc vàng chế biến thức ăn; trường có trang bị bình chửa cháy và khẩu hiệu PCCC; Có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm Y tế huyện Tân Hồng [H3.3.04.02].
1.3. Mức 3
Bếp ăn được xây dựng kiên cố diện tích 67m2 đảm bảo bình quân 0.35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến ngăn cách với khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Bếp ăn thiết kế đúng theo dây chuyền hoạt động một chiều; Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú tại trường. Dụng cụ chứa thức ăn và dụng cụ ăn uống được làm bằng inox, có tủ lạnh bảo quản thực phẩm. Tường, sàn nhà dễ vệ sinh, có đầy đủ nước sạch, có bố trí chổ rửa tay, phân loại rác thải, thường xuyên xử lý vệ sinh. Tuy nhiên cửa sổ nhà bếp chưa có lưới chống các loại côn trùng [H3.3.04.03].
Điểm mạnh
Bếp ăn được bố trí độc lập với sân chơi. Có đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn bán trú tại trường; có dụng cụ chế biến vệ sinh an toàn thực phẩm. Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm cho trẻ ăn bán trú, có đủ nước sử dụng, chất lượng nước được cơ quan y tế kiểm định. Các chất thải được xử lý hàng ngày đúng theo quy định; có trang bị bình chữa cháy tại nơi nấu ăn đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.
Điểm yếu
Cửa sổ nhà bếp chưa có lưới chống các loại côn trùng. Nguyên nhân do mới nhận bàn giao đưa vào sử dụng chưa cải tạo kịp.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2020 – 2021, nhà bếp tham mưu với Hiệu trưởng bổ sung.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mức 1
a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Nhà trường được trang bị đầy đủ danh mục theo Văn bản Hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT, ngày 23/3/2015, các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; có bàn ghế đúng quy cách đủ cho số lượng trẻ, có bàn, ghế, bảng cho giáo viên, mỗi lớp có 5 kệ góc, giá phơi khăn, tủ đựng học liệu, tủ đồ dùng cá nhân cho trẻ.
b) Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung thay thế đồ dùng bị hư hỏng hoặc ngoài danh mục quy định đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ như: ấm trà, chén, quạt,…làm bằng vỏ chai nhựa, các PTGT xe, máy bay làm bằng hộp thuốc…, xúc xắc từ lon bia… [H3.3.05.01].
c) Hằng năm nhà trường có kế hoạch kiểm kê các thiết bị 2 lần/năm và sửa chữa thay mới bóng đèn, tủ, kệ của lớp. Sơn lại đồ chơi ngoài trời đã cũ năm học 2019-2020 với kinh phí 25 000.000đ[H3.3.05.02]
1.2. Mức 2
a) Nhà trường có hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ tốt công tác quản lý và các lớp thì được trang bị tivi có kết nối mạng và đầu đĩa, điểm lẻ Gò Rượu chưa trang bị do lớp ở xa khu vực dân cư không người bảo quản. [H3.3.05.03].
b) Nhà trường có đủ thiết bị dạy học ở các khối lớp đều đạt 100% đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, giáo dục trẻ. [H3.3.05.04]
c) Hằng năm nhà trường lập kế hoạch mua sắm, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và vào đầu các học kỳ sẽ mua bổ sung cho các lớp còn thiếu tuỳ theo mức kinh phí, mỗi năm học mới trường cũng mua sắm các đồ dùng ngoài danh mục quy định như sách, vở cho cháu theo lứa tuổi, sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo cho giáo viên. Ngoài ra trường còn tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo chủ đề cụ thể: Làm đồ chơi voling bằng chai nhựa, phách gõ, dụng cụ một số nghề…phù hợp với từng chủ đề để phục vụ cho quá trình chơi và học của trẻ, tuy nhiên những đồ chơi tự làm không có độ bền lâu.[3.05.05].
1.3. Mức 3
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm, hoặc đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định được giáo viên, nhân viên khai thác và sử dụng thường xuyên qua các hoạt động chăm sóc giáo dục, luôn đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục qua các tiết dạy. [H3.3.05.06]
Điểm mạnh
Có đủ các thiết bị tối thiểu đảm bảo quy định tại Văn bản Hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT, ngày 23/3/2015. Việc khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi dạy học hợp lí và đạt hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Công tác kiểm kê, sửa chữa và mua sắm bổ sung các thiết bị đồ dùng, đồ chơi được duy trì một cách thường xuyên.
Điểm yếu
Một số đồ dùng, đồ chơi tự làm chưa có độ bền lâu. Đồng thời còn 01 nhóm lớp chưa được trang bị máy tính để phục vụ cho hoạt động dạy học do lớp nằm điểm lẻ khu vực xa dân cư việc bảo quản khó khăn.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2020 – 2021 Nhà trường trang bị máy chiếu điểm Gò Rượu. Hàng năm Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC có kế hoạch bảo quản, mua sắm, sửa chữa làm đồ dùng thay thế, bổ sung các đồ dùng, đồ chơi hư hỏng. Giáo viên lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để làm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo độ bền cho trẻ chơi.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Từng nhóm, lớp có phòng vệ sinh nam, nữ riêng cho trẻ với diện tích 12m2 đảm bảo 0.4m2 cho một trẻ được xây liền kề với phòng sinh hoạt chung. Có bệ rửa tay, chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ, nhà vệ sinh được lắp cửa kính dễ quan sát trẻ, có khu vệ sinh cho cán bộ giáo viên, nhân viên với diện tích xây dựng 14,8m2 đảm bảo không ô nhiễm môi trường.
b) Nhà trường có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường. Sử dụng nguồn nước sinh hoạt chung từ Trạm cung cấp nước xã Bình Phú của ông Nguyễn Văn Kê. Hệ thống nước uống cho giáo viên, nhân viên và trẻ là nước thùng của cơ sở nước uống đóng chai Nguyễn Văn Lập [H3.3.06.01].
c) Nhà trường có 02 thùng đựng rác lớn và 27 thùng đựng rác nhỏ có nắp đậy được bố trí đủ xung quanh các lớp và sân trường để chứa đựng rác tạm thời trong nhà trường; Hàng ngày sẽ có xe rác đến vận chuyển tới nơi xử lý tập trung, không để rác thải tồn đọng trong khu vực nhà trường gây ô nhiễm môi trường. [H3.3.06.02].
1.2. Mức 2
a) Có phòng vệ sinh nam, nữ riêng cho trẻ ở từng nhóm, lớp với diện tích 12m2 đảm bảo 0.4m2 cho một trẻ phòng vệ sinh của trẻ được thiết kế đúng quy định theo Điều lệ trường mầm non. Có bệ rửa tay, chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ, nhà vệ sinh được lắp cửa kính dễ quan sát trẻ. Có 2 khu vệ sinh cho cán bộ giáo viên, nhân viên với diện tích xây dựng 14,8m2 ở tầng trệt đảm bảo không ô nhiễm môi trường phù hợp với cảnh quan của trường và theo quy định. Tuy nhiên còn 2 lớp Mẫu giáo sử dụng phòng học củ chưa được trang bị bệ xí treo cho trẻ nam.
b) Hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo đủ nước sạch để sinh hoạt, hệ thống thoát nước tốt, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế [H3.3.06.03].
Điểm mạnh
Nhà vệ sinh của trẻ được xây dựng nam, nữ riêng biệt liền kề với phòng sinh hoạt chung và được lắp bằng cửa kính thuận tiện cho giáo viên quan sát trẻ. Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, có khu vệ sinh riêng biệt, đảm bảo không ô nhiễm môi trường. Nhà trường sử dụng hệ thống nước sạch. Hệ thống thoát nước ở từng nhóm lớp cũng được đảm bảo. Việc thu gom rác và xử lý chất thải hàng ngày, đảm bảo vệ sinh môi trường
Điểm yếu
Còn 2 lớp Mẫu giáo sử dụng phòng học củ chưa được trang bị bệ xí treo cho trẻ nam nguyên nhân do thiết kế xây dựng củ không còn phù hợp.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Giai đoạn 2020 – 2025 nhà trường tiếp tục tham mưu cấp trên để cải tạo khu vực phòng học củ, để đảm bảo theo chuẩn qui định.
Tự đánh giá: Đạt mức 3
Kết luận về Tiêu chuẩn 3
* Điểm mạnh
Nhà trường có khuôn viên đẹp, rộng rãi, thoáng mát, phù hợp với yêu cầu về thiết kế theo quy định của Ðiều lệ trường mầm non. Nhà trường có tổng diện tích đất sử dụng là 8107m2 /265 trẻ, bình quân 30.5 m2 / trẻ. Các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Trường và các điểm trường có cổng và rào bao quanh bằng lưới bê tông sắt thép chắc chắn nên rất thuận lợi trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Có nguồn nước sạch, an toàn để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày và hệ thống cống rãnh đảm bảo vệ sinh. Trường có tổng diện tích sân chơi 5045 m2 đảm bảo 19 m2/trẻ rộng rãi, thoáng mát, đổ bê tông bằng phẳng đảm bảo an toàn có thiết kế mái che, có cây xanh che bóng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui chơi. Các phòng học đều có lan can đảm bảo an toàn cho trẻ. Trường có khu phát triển thể chất, và có trang bị các thiết bị giáo dục thể chất trong các lớp học, trang phục, thiết bị nghệ thuật được đựng trong tủ của nhà trường.
Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp một chiều được trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có nhà để xe cho cán bộ giáo viên và nhân viên. Có nhà vệ sinh riêng cho cô và trẻ thuận tiện trong sinh hoạt. Hằng năm, nhà trường có biện pháp tích cực duy trì, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tài sản, thiết bị dạy học CSVC và thiết bị giáo dục hiện có. Thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên trong việc đầu tư, nâng cấp và mua sắm bổ sung trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học, chủ động, sáng tạo trong việc khai thác và sử dụng thiết bị, đồ chơi trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Về tổng thể CSVC của nhà trường đã đáp ứng tốt các điều kiện thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo qui định.
* Điểm yếu
Điểm phụ Gò Rượu chưa có màng hình kết nối mạng do ở điểm lẻ khu vực xa dân cư việc bảo quản khó khăn. Còn 2 lớp Mẫu giáo sử dụng phòng học củ chưa được trang bị bệ xí treo cho trẻ nam. Cửa sổ nhà bếp chưa có lưới chống các loại côn trùng. Khu vực đậu xe cho phụ huynh, khách diện tích nhỏ hẹp chưa đủ trong giờ cao điểm. Trường mới được xây dựng cây xanh chưa tạo bóng mát nhiều, nguyên nhân do cây mới trồng.
* Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 6/6 tiêu chí
* Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu:
Số lượng chỉ báo theo từng mức: Mức 1 đạt 18/18; mức 2 đạt 13/13; mức 3 đạt 05/05; mức 4 không đạt
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những công tác trọng tâm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Được sự quan tâm phối hợp có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong việc quản lý và giáo dục trẻ. Ban đại diện cha mẹ trẻ em được tổ chức và hoạt động theo đúng Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ em do Bộ GD&ĐT ban hành, là tổ chức hỗ trợ đắc lực nhà trường trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như: tặng cây xanh để tạo bóng mát sân trường. Nhà trường đã chủ động phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức ở địa phương nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường.
Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
Mức 1
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
Mức 3
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Đầu năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp họp phụ huynh đầu năm để bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp gồm 03 thành viên: 1 trưởng ban, 1 phó ban và 1 ủy viên. Sau đó nhà trường tổ chức Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường gồm 11 thành viên trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 thư ký. Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường hoạt động theo quy định tại điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhiệm vụ của Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường là phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm. Nhiệm vụ của Phó trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ giúp việc Trưởng ban, thay mặt Trưởng ban phụ trách một số công việc được phân công, chủ trì cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường nếu được Trưởng ban ủy quyền; nhiệm vụ của các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công. Tại hội nghị đã báo cáo tổng kết công tác của ban đại diện cha me trẻ em năm cũ và triển khai kế hoạch hoạt động của ban đại diện trẻ em năm tiếp theo. [H4.4.01.01].
b) Đầu năm học, Ban Đại diện cha mẹ học sinh của trường có xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh và hỗ trợ các mặt hoạt động để cùng nhà trường chăm lo cho học sinh. [4.01.02].
c) Từ đầu năm học Ban Đại diện cha mẹ học sinh của trường luôn phối hợp với Ban giám hiệu trường để thực hiện đúng kế hoạch hoạt động đã đề ra như: vận động mạnh thường quân hỗ trợ tặng 350 cái bánh trung thu và 300 cái lồng đèn nhân ngày vui hội trăng rằm của bé trị giá số tiền là: 9.500.000đ. [H4.4.01.03].
1.2. Mức 2
Trong năm học, Ban đại diện CMHS phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục. Cụ thể như: kết hợp với nhà trường tổ chức Tết Trung thu, huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100% phối hợp vận động trẻ 3- 5 tuổi học bán trú đạt 50%: có 5/11 lớp tổ chức bán trú và 6/11 lớp học 2 buổi/ ngày, bên cạnh đó còn phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn cha mẹ học sinh phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, béo phì tuyên truyền về cách phòng chống các loại bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng và các loại tai nạn thường gặp cho trẻ, phổ biến tuyên truyền về chính sách miễn, giảm học phí, bảo hiểm tai nạn, hỗ trợ chế độ tiền ăn, chi phí học tập cho học sinh nghèo và cận nghèo, nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ trong các buổi họp, qua sổ liên lạc hàng tháng về việc thực hiện chăm sóc giáo dục nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường. Tuy nhiên có 6/11 lớp học 2 buổi/ ngày chưa tổ chức ăn bán trú tại trường và một số phụ huynh là ban đại diện cha mẹ CMHS dự họp chưa thường xuyên do bận việc gia đình [H4.4.01.04].
Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường họp định kỳ 02 lần/ năm và những kỳ họp đột xuất khi cần thiết. Ban đại diện cha mẹ học sinh chủ động phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hỗ trợ nhà trường vận động các mạnh thường quân đã tặng 20 phần quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn và cùng giáo viên giáo dục đạo đức cho trẻ; bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu tham dự các hội thi đạt hiệu quả. [H4.4.01.05].
Điểm mạnh
Nhà trường có cơ cấu Ban đại diện cha mẹ trẻ em của lớp, của trường đầy đủ đúng qui định, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Ban đại diện cha mẹ trẻ hoạt động đúng theo Điều lệ qui định, thực hiện nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả hoạt động tốt. Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường; giữa giáo viên và phụ huynh luôn thân thiện và gần gũi. Giáo viên thực hiện tốt việc tuyên truyền và thông tin kịp thời về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ. Đồng thời phối kết hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền, các ngày lễ tết, nhờ sự hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa để cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ ngày càng tốt hơn.
3. Điểm yếu
Một số thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh của trường tham dự họp theo quý, học kỳ, cuối năm chưa thường xuyên do đi làm ăn xa chính vì thế chưa nắm bắt được các nội dung, kế hoạch hoạt động của lớp, của trường nên việc kết hợp giáo dục giữa CMHS với giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế và 6/11 lớp chưa tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường do đầu năm học không đủ phòng tổ chức cho trẻ ở lại trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường sẽ điều chỉnh và chọn cử những thành viên thường xuyên có mặt ở nhà có tinh thần trách nhiệm và khả năng giao tiếp để tuyên truyền vận động tới cộng đồng về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm Non Sơn Ca tham gia Ban đại diện CMHS trong năm học 2020 – 2021 và những năm tiếp theo.
Nhà trường thông báo kế hoạch và lựa chọn thời gian hợp lý khi tổ chức các buổi họp để CMHS có mặt đầy đủ, xây dựng kế hoạch triển khai sổ liên lạc để GV chủ nhiệm thường xuyên liên lạc với CMHS cùng kết hợp nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh và các nội dung hoạt động trong nhà trường. Trong năm học 2020 – 2021 trường sẽ tổ chức cho trẻ ăn bán trú.
Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
Mức 1
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Mức 3
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Nhà trường chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về tổ chức công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; công tác huy động; công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ ở trường. [H4.4.02.01].
b) Nhà trường thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ huynh bằng nhiều hình thức như: thông qua các cuộc họp phụ huynh, qua trao đổi trực tiếp giữa giáo viên và phụ huynh, qua tranh ảnh dán ở bản tin các nhóm, lớp và qua loa của xã… [H4.4.02.02].
c) Nhà trường huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định. Nhà trường phối hợp với tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ. Mọi sự đóng góp của phụ huynh bằng hiện vật như: tặng đồ dùng đồ chơi cho các lớp và cây xanh để tạo bóng mát sân trường đều sử dụng với mục đích phục vụ cho trẻ và có mở sổ theo dõi đầy đủ. Tuy nhiên nguồn kinh phí huy động hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể, cá nhân chưa nhiều do đặc thù nhân dân địa phương thuộc vùng nông thôn, chủ yếu làm nghề nông mức thu nhập còn thấp. [H4.4.02.03].
1.2. Mức 2
a) Hoạt động của nhà trường được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm tích cực hỗ trợ giúp nhà trường hoàn thành các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo. Ban giám hiệu có kế hoạch tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền về việc xây dựng kế hoạch chiến lược, trường đạt chuẩn quốc gia, Xanh – Sạch – Đẹp, kế hoạch nâng cao cơ sở vật chất ở trường,… [H4.4.02.04].
b) Nhà trường đã phối hợp với Ban đai diện cha mẹ trẻ em để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương: Ngày hội đến trường của bé, đêm hội trăng rằm, nhà giáo Việt Nam 20/11, Quốc tế phụ nữ 8/3, các hội thi của giáo viên và học sinh, ngày hội ra trường của bé. [H4.4.02.05].
1.3. Mức 3
Nhà trường tham mưu phối hợp các hoạt động giao lưu văn nghệ với xã đoàn và người dân xung quanh trường đưa con vào trường chơi với đồ chơi sẵn có của trường vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc sau giờ trả trẻ để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương. Nhà trường được chính quyền công nhận đạt đơn vị văn hóa.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược và tích cực tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất chất lượng giáo dục, đạt trường xanh – sạch – đẹp đúng tiến độ. Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân tổ chức Tết trung thu, ngày hội đến trường của bé, tổng kết năm học và xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
3. Điểm yếu
Nguồn kinh phí huy động hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể, cá nhân chưa nhiều do đặc thù nhân dân địa phương thuộc vùng nông thôn, chủ yếu làm nghề trồng lúa mức thu nhập còn thấp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh, tích cực phối hợp với Ban Đại diện CMHS vận động xã hội hóa để hỗ trợ nhà trường sửa chữa, trang bị đồ dùng đồ chơi nhằm phục vụ tốt cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Kết luận về Tiêu chuẩn 4
* Điểm mạnh
Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường; giữa giáo viên và phụ huynh luôn thân thiện và gần gũi. Giáo viên thực hiện tốt việc tuyên truyền và thông tin kịp thời về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ.
Các tổ chức đoàn thể địa phương thường xuyên quan tâm đến phong trào giáo dục của nhà trường. Nhà trường đã tham mưu tốt với chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh nên công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt hiệu quả cao.
* Điểm yếu:
Một số thành viên trong ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường tham dự họp theo quý, học kỳ, cuối năm chưa thường xuyên do đi làm ăn xa.
Công tác xã hội hóa còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế nông thôn còn khó khăn.
* Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2 tiêu chí
* Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Số lượng chỉ báo theo từng mức: Mức 1 đạt 06/06; mức 2 đạt 03/03; mức 3 đạt 02/02.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Mở đầu: Hằng năm, nhà trường xây dựng thực hiện kế hoạch, chương trình và các hoạt động giáo dục đầy đủ, bám sát vào nội dung kế hoạch của Bộ, Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hồng. Tổ chức các buổi hội giảng cho giáo viên và các hội thi cho học sinh nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện; đề ra các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến và hoạt động dạy tốt, học tốt. Học sinh được đảm bảo phát triển bình thường ở từng độ tuổi theo quy định. Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ được giáo viên phụ trách các nhóm, lớp đánh giá đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác và công bằng.
Tiêu chí 1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Mức 1
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;
c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Mức 2
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ.
Mức 3
a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Mức 4
Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Năm học 2019 – 2020 nhà trường căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học, từ đó bộ phận chuyên môn triển khai chương trình giáo dục mầm non đến giáo viên, tổ trưởng lập kế hoạch giáo dục năm học của từng độ tuổi bám sát Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo theo quy định của chương trình giáo dục mầm non. Kế hoạch được tập thể nhà trường đóng góp, bổ sung và thống nhất. Các tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch giảng dạy thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường mầm non và luôn đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục. [H5.01.01].
b) Bộ phận chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên ở tổ cùng xây dựng kế hoạch giáo dục năm học theo từng mục tiêu đánh giá cụ thể, đảm bảo tất cả các nội dung cũng như kết quả mong đợi của từng lứa tuổi trong Chương trình giáo dục mầm non được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong kế hoạch giáo dục năm học [H5.01.01].
c) Các kế hoạch được xây dựng chi tiết cụ thể. Nhà trường xem xét, phê duyệt kế hoạch giáo dục năm học của tổ, cá nhân giáo viên. Cuối học kỳ, Nhà trường có báo cáo sơ kết học kỳ I, họp tổ chuyên môn ở các nhóm lớp để đánh giá, rà soát và điều chỉnh chương trình giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp sự kiện trong năm, điều kiện ở mỗi nhóm lớp, từng độ tuổi cũng như phù hợp với khả năng của trẻ [H5.01.02].
1.2. Mức 2
a) Việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, tình hình thực tế ở địa phương và điều kiện của nhà trường đem lại sự phát triển toàn diện cho trẻ. Mỗi mặt phát triển của trẻ được nhìn nhận và đánh giá theo cách học khác nhau, với hứng thú và khả năng khác nhau. Trong Chương trình giáo dục Mầm non các giáo viên nhận thức được nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ, tạo cho trẻ khám phá và thử nghiệm nhằm phát triển trí tuệ và phong phú [H5.01.03].
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương thông qua từng chủ đề giáo viên luôn lên kế hoạch đầy đủ để giúp trẻ phát triến nhận thức, khuyến khích trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh qua tranh ảnh, video, qua việc trải nghiệm thực tế để trẻ nói lên nhận xét của mình về những điều trẻ nhìn thấy và trải nghiệm được. Qua các hoạt động đó đa số trẻ đã thể hiện được khả năng quan sát, ghi nhớ các sự vật hiện tượng, khả năng so sánh các sự vật hiện tượng gần gũi khả năng phán đoán và giải quyết tình huống phù hợp với độ tuổi của trẻ từ đó nó đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên môi trường bên ngoài chưa phong phú, đa dạng [H5.01.03].
1.3. Mức 3
a) Để xây dựng được kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch giáo dục năm học dựa vào Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường tạo mọi điều kiện cho tổ trưởng, giáo viên cốt cán cũng như toàn thể giáo viên trong trường tham gia các buổi tập huấn, dự giờ rút kinh nghiệm hoặc các buổi chuyên đề do Phòng giáo dục cũng như nhà trường tổ chức. Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề cho giáo viên học hỏi theo phương pháp Montessori và dạy ở lĩnh vực phát triển thẩm mĩ tiết hoạt động âm nhạc [H5.01.04].
b) Vào mỗi học kì nhà trường có tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường để đánh giá những mục tiêu nhà trường làm tốt và rút kinh nghiệm, đồng thời chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều chỉnh về các mục tiêu giảng dạy, chủ đề cho phù hợp với các sự kiện và tình hình thực tế [H5.01.05].
1.4. Mức 4
Nhà trường phát triển Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT trường xây dựng chương trình giáo dục phù hợp sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương. Tuy nhiên trường chưa áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới, trường chỉ áp dụng vào lĩnh vực phát triển thẩm mĩ ở hoạt động âm nhạc ngoài ra không áp dụng vào các lĩnh vực phát triển khác [H5.5.01.04].
Điểm mạnh
Nhà trường có tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo hướng dẫn của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Hồng. Thường xuyên có sơ, tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện và điều chỉnh, cải tiến phù hợp với địa phương, trình độ nhận thức của trẻ.
3. Điểm yếu
Môi trường bên ngoài chưa phong phú, đa dạng. Trường có áp dụng chương trình giáo dục khu vực và thế giới nhưng chưa áp dụng tất cả các lĩnh vực.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Ngay năm học 2020-2021 hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng nghiên cứu chương trình Montessori, phát động phong trào làm đồ dùng dạy học phục vụ các hoạt động trãi nghiệm, thực hành, mở hội giảng, chuyên đề…
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Mức 1
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau như: Trò chuyện, khám phá, nêu gương, đàm thoại, bài tập thực hành, bài tập trải nghiệm, trò chơi động – tĩnh, thực hành, quan sát,… các phương pháp được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng lĩnh vực, từng hoạt động ở trường, lớp, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ [H5.02.01].
b) Môi trường giáo dục được thực hiện theo hướng mở, tận dụng môi trường thực tế, điều kiện của lớp, trường và địa phương để tổ chức cho trẻ vui chơi trải nghiệm thông qua các hoạt động ở lớp, trường. Môi trường ngoài lớp học có sân chơi, hành lang, cây xanh hóa tạo điều kiện cho trẻ khám phá, học tập. Môi trường trong lớp học được thiết kế trải đều các góc, đồ dùng đồ chơi bố trí theo hướng mở, dễ sử dụng, dễ cất dọn, và theo ý thích của trẻ. Năm học 2019 – 2020, Nhà trường đề ra kế hoạch cho trẻ tham quan Chợ, Chùa Phước Thiện, các trường Tiểu học, Nhà tưởng niệm ấp Công tạo, xã Bình Phú [H5.02.02].
c) Ngoài ra, nhà trường còn chú trọng tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi, tận dụng môi trường giáo dục sẵn có để dạy trẻ, chú trọng việc cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp, khám phá môi trường xung quanh thông qua thực hành, trải nghiệm theo nhu cầu, khả năng của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” như: Hoạt động học trong và ngoài lớp, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây xanh, khám phá, trò chơi vận động ngoài lớp học, trò chơi dân gian. Sân trường chưa có bóng mát cho nên hoạt động ngoài trời của trẻ còn phụ thuộc vào thời tiết [H5.03.02].
1.2. Mức 2
Trong năm qua nhà trường cũng như các lớp đã tổ chức được các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh như: Khám phá với màu nước, trải nghiệm làm bánh lá, dạy trẻ 25 – 36 tháng thực hành trang trí nón, trẻ 5 tuổi tìm hiểu nghề làm bánh tráng ở địa phương [H5.5.02.03].
1.3. Mức 3
Nhà trường đã qui hoạch cũng như hướng dẫn, triển khai và cùng giáo viên thực hiện tạo môi trường trong và ngoài lớp học theo tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được học, trải nghiệm, thực hành như: Môi trường ngoài lớp học được phân bố các khu vực: khu vận động, khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây. Môi trường giáo dục của trường thực sự an toàn, đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Trong lớp học được bố trí những góc chơi của trẻ với những màu sắc sinh động, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Việc sắp xếp rất linh hoạt để trẻ có thể sắp xếp lại. Các góc được bày biện hấp dẫn, đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần; sắp đặt hợp lý và thuận tiện; mang tính mở, không cố định trẻ được sử dụng theo cách mà trẻ thích; nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu như: giấy, hũ rau câu, hũ sữa chua, hộp sữa chua, các loại hộp giấy,… trên sân có các trò chơi bật vào ô số để trẻ phát triển nhận thức, có vẽ những vòng nối tiếp nhau cho trẻ chơi bật liên tục vào vòng giúp trẻ phát triển thể chất [H5.5.02.03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo đủ, đúng và bám theo Chương trình giáo dục mầm non. Đội ngũ giáo viên linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện của trường/lớp và phù hợp với độ tuổi trẻ. Ngoài ra, nhà trường rất chú trọng trong việc khuyến khích giáo viên tận dụng môi trường sẵn có để dạy trẻ, thường xuyên cho trẻ thực hành, trải nghiệm thông qua các hoạt động trong ngày và ngày hội, ngày lễ.
Điểm yếu
Môi trường đồ dùng đồ chơi phục vụ chưa phong phú đa dạng nên trẻ chưa có cơ hội khám phá .
Môi trường chữ viết, chữ số còn thiếu, các trò chơi dân gian chưa lồng ghép 2 ngôn ngữ.
Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ tháng 7/2020 Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên kết hợp Chi đoàn và các bộ phận khác tăng cường làm bổ sung thêm môi trường chữ viết và chữ số kết hợp 2 ngôn ngữ Anh – Việt cho môi trường bên ngoài.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Mức 1
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 2
a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Đầu năm, nhà trường ký hợp đồng với Trung tâm Y tế huyện tổ chức khám sức khỏe cho 100% trẻ đang theo học tại trường nhưng không thực hiện được do dịch bệnh Covid 19, trường có tổng số 265/265 trẻ được kiểm sức khỏe định kỳ theo hàng quý, y tế học đường kết hợp với giáo viên các lớp cùng thực hiện [H5.03.01].
b) Năm học 2019 – 2020, 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. Hàng quí trẻ được cân – đo và chấm biểu đồ tăng trưởng theo dõi tình hình sức khỏe [H5.03.02].
c) Năm học 2019 – 2020, quý III/2019 là 264 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 224/264 tỷ lệ 84,8%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 13/264 tỉ lệ 4,9%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 21/264 tỉ lệ 8%. Ngoài ra, số trẻ thừa cân của trường là 9/264 tỉ lệ 3,4%; trẻ béo phì 1/264 tỉ lệ 0,37%. Quý IV/2019 là 265 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 242/265 tỷ lệ 91,3%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 5/265 tỉ lệ 1,8%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 7/265 tỉ lệ 2,6%; Trẻ thừa cân của trường không tăng so với thời điểm tháng 9 là 9/265 tỉ lệ 3,4%; trẻ béo phì tăng 2/265 tỉ lệ 0,7%. Quý II/2020 là 265 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 248/265 tỷ lệ 93,5%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 1/265 tỉ lệ 0,37%; Trẻ thừa cân của trường giảm so với thời điểm tháng 12/2019 là 7/265 tỉ lệ 2,6%; trẻ béo phì tăng 8/265 tỉ lệ 3% Trường đã chỉ đạo cho cán bộ y tế trường xây dựng kế hoạch can thiệp sớm đối với trẻ suy dinh dưỡng, tăng cường chất béo, chất bột đường cho trẻ, kết hợp cùng phụ huynh tăng cường thêm dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ ở nhà. Ngoài ra, trong kế hoạch nêu rõ các biện pháp sao cho phù hợp tình trạng sức khỏe của trẻ và tình trạng trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi giảm so với quý III [H5.03.03].
1.2. Mức 2
a) Để phụ huynh nắm rõ hơn các kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì. Nhà trường chỉ đạo các lớp thường xuyên thông tin với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ qua sổ liên lạc hàng tháng, các giờ đón/trả trẻ, buổi họp cha mẹ trẻ thường kỳ… chỉ đạo bộ phận bán trú và y tế học đường tổ chức tuyên truyền hàng tháng cho phụ huynh thông qua các hình thức: tuyên truyền trực tiếp, thông qua bản tin, góc tuyên truyền, tranh ảnh về cách chăm sóc, giáo dục trẻ, về tăng cường dinh dưỡng, chất đề kháng và phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ…[H5.03.04].
b) Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của trẻ được tính trên phần mềm Nutrikids, cân đối dinh dưỡng ở 4 nhóm chất [H5.03.05].
c) Năm học 2019 – 2020, trong quý III/2019 là 264 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 224/264 tỷ lệ 84,8%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 13/264 tỉ lệ 4,9%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 21/264 tỉ lệ 8%. Ngoài ra, số trẻ thừa cân của trường là 9/264 tỉ lệ 3,4%; trẻ béo phì 1/264 tỉ lệ 0,37%. Quý IV/2019 là 265 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 242/265 tỷ lệ 91,3%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 5/265 tỉ lệ 1,8%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 7/265 tỉ lệ 2,6%; Trẻ thừa cân của trường không tăng so với thời điểm tháng 9 là 9/265 tỉ lệ 3,4%; trẻ béo phì tăng 2/265 tỉ lệ 0,7%. Quý II/2020 là 265 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 248/265 tỷ lệ 93,5%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 1/265 tỉ lệ 0,37%; Trẻ thừa cân của trường giảm so với thời điểm tháng 12/2019 là 7/265 tỉ lệ 2,6%; trẻ béo phì tăng 8/265 tỉ lệ 3%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giảm là nhờ vào kế hoạch cải thiện suy dinh dưỡng cho trẻ từ bộ phận bán trú, y tế học đường và sự tuyên truyền, phối hợp cùng phụ huynh hàng tháng, hàng quí và sự trao đổi giữa giáo viên với phụ huynh qua sổ liên lạc, vào lúc đón và trả trẻ,… Mặc dù đã can thiệp kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp tăng cường chất dinh dưỡng ở trường cũng như tại nhà, cùng sự phối hợp với cha mẹ trẻ nhưng vẫn còn trẻ duy dinh dưỡng [H5.03.01].
1.3. Mức 3
Năm học 2019 – 2020, trong quý III/2019 là 264 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 224/264 tỷ lệ 84,8%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 13/264 tỉ lệ 4,9%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 21/264 tỉ lệ 8%. Ngoài ra, số trẻ thừa cân của trường là 9/264 tỉ lệ 3,4%; trẻ béo phì 1/264 tỉ lệ 0,37%. Quý IV/2019 là 265 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 242/265 tỷ lệ 91,3%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 5/265 tỉ lệ 1,8%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 7/265 tỉ lệ 2,6%; Trẻ thừa cân của trường không tăng so với thời điểm tháng 9 là 9/265 tỉ lệ 3,4%; trẻ béo phì tăng 2/265 tỉ lệ 0,7%. Quý II/2020 là 265 trẻ được cân đo: Số trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường là 248/265 tỷ lệ 93,5%; Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 1/265 tỉ lệ 0,37%; Trẻ thừa cân của trường giảm so với thời điểm tháng 12/2019 là 7/265 tỉ lệ 2,6%; trẻ béo phì tăng 8/265 tỉ lệ 3% [H5.5.03.01].
Điểm mạnh
Thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ để giúp trẻ suy dinh dưỡng được phục hồi và hạn chế tốc độ tăng cân, đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì, tăng khả năng thích nghi. 90% trong số trẻ suy dinh dưỡng được phục hồi. Ban Giám hiệu thường xuyên có kế hoạch thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ, tăng cường hoạt động cho trẻ hoạt động thể dục, thể thao. Theo dõi thường xuyên để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo chuyên đề: “Phòng chống trẻ suy dinh dưỡng”, “Làm giảm nguy cơ béo phì” ở trẻ nhỏ.
3. Điểm yếu
Công tác tuyên truyền chưa chú trọng, chưa thu hút phụ huynh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2019 – 2020 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tuyên truyền và vận động các bậc phụ huynh tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt để nắm được kiến thức, cách chăm sóc con, chế độ ăn hợp lý của trẻ để tránh trẻ suy dinh dưỡng.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 4: Kết quả giáo dục
Mức 1
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mức 2
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
Mức 3
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
Mức 4
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.
1. Mô tả hiện trạng
1.1. Mức 1
a) Mặc dù trường thuộc vùng khó khăn nhưng luôn cố gắng duy trì tính chuyên cần của trẻ, kết quả tỷ lệ chuyên cần đối với trẻ 5 tuổi có 81/87 trẻ đạt 93% [H5.04.01].
b) Trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non có 87/87 trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình Giáo dục mầm non đạt 100% [H5.04.02].
c) Trong năm học 2019 – 2020 nhà trường có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ không thuộc diện gia đình khó khăn, nhưng nhà trường cũng thường xuyên quan tâm và có hỗ trợ cho trẻ quà vào đầu năm học, áp dụng theo Thông tư số 03/2018/TT- BGDĐT, ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch số: 209/KH-MNSC, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật năm học 2019 – 2020, giáo viên dạy lớp cũng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn, nhưng hiệu quả chưa cao vì giáo viên chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và có hỗ trợ chi phí học tập cho 16 trẻ với số tiền là 6.400.000 đồng và hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo cho 20 trẻ với số tiền hỗ trợ là: 11.920.000 đồng [H5.04.03].
1.2. Mức 2
a) Cuối năm học 2019 – 2020 tỷ lệ chuyên cần trẻ 5 tuổi đến trường là 81/87 trẻ đạt 93%, tỷ lệ chuyên cần trẻ dưới 5 tuổi là 155/178 đạt 87,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyên cần đạt chưa cao [H5.04.01].
b) Đến cuối năm học 2019 – 2020, Trường có 87/87 trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 100% [H5.04.02].
c) Trong năm học 2019 – 2020 nhà trường có 01 trẻ khuyết tật khiếm thị học hòa nhập, trẻ không thuộc diện gia đình khó khăn, nhưng nhà trường cũng thường xuyên quan tâm và có hỗ trợ cho trẻ quà vào đầu năm học, áp dụng theo Thông tư số 03/2018/TT- BGDĐT, ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch số: 209/KH-MNSC, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật năm học 2019 – 2020, giáo viên dạy lớp cũng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn, nhưng hiệu quả chưa cao vì giáo viên chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và không có đồ dùng học tập dành riêng cho trẻ khiếm thị nên hiệu quả học tập của trẻ đạt chưa cao [H5.04.03].
1.3. Mức 3
a) Trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non có 87/87 trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình Giáo dục mầm non đạt 100% [H5.04.02].
b) Trong năm học 2019 – 2020 trường có 01 trẻ bị khuyết tật khiếm thị, không nhìn thấy được mọi vật xung quanh, còn các giác quan khác trẻ phát triển rất tốt, những gì không nhìn thấy được cô giáo tận tình cầm tay chỉ dạy, tính đến thời điểm tháng 03/2020 trẻ thực hiện được một số kỹ năng mà cô dạy ở lớp đạt trên 85% như: kỹ năng tự phục vụ: biết tự ăn uống, biết tự mặc áo; biết chào cô khi đến lớp, biết tự đi vệ sinh; biết ca hát, đọc thơ và tập được các bài tập phát triển chung đơn giản, cuối năm học trẻ được đánh giá có tiến bộ đạt trên 80 % [H5.04.03].
1.4. Mức 4
Trong 5 năm qua, nhà trường có 02 năm đạt những thành tích nổi bậc như sau: Năm học 2014 – 2015: Có 8 đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện; có 01 trẻ đạt giải Nhì hội thi ‘Bé khéo tay’ cấp tỉnh; Tập thể được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2014 – 2015; Năm học 2015 – 2016: Có 03 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi’’ cấp huyện và có 01 giáo viên đạt ‘giáo viên dạy giỏi’’ cấp tỉnh; Đạt giải Nhì hội thi Đầu bếp tí hon cấp tỉnh; Có 01 trẻ đạt giải Khuyến khích hội thi Bé khéo tay cấp tỉnh và được Sở giáo dục công nhận chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 năm 2015 [H5.5.04.04].
2. Điểm mạnh
Cuối năm 2019 – 2020, số trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non có 87/87 trẻ đạt 100%, trẻ 5 tuổi đạt chuyên cần 87/87 trẻ đạt 100%. Cán bộ, giáo viên luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, nâng cao chất lượng dạy và học nên phụ huynh đánh giá cao, thu hút nhiều học sinh đến trường và duy trì sĩ số đến cuối năm. Nhà trường dành sự quan tâm đặc biệt tới trẻ có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình, cố gắng tìm tòi, học hỏi những phương pháp để chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển tốt hơn. Nhà trường có hỗ trợ chi phí học tập cho 16 trẻ với số tiền là 6.400.000 đồng và hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo cho 20 trẻ với số tiền hỗ trợ là 11.920.000 đồng.
3. Điểm yếu
Một số phụ huynh đi làm ăn xa gửi trẻ cho ông bà, người thân nên việc đưa trẻ đến trường chưa thường xuyên, do đó tỷ lệ chuyên cần đạt chưa cao. Giáo viên chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật; Không có đồ dùng học tập dành riêng cho trẻ khiếm thị nên hiệu quả học tập của trẻ đạt chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2020 – 2021 và những năm tiếp theo Nhà trường tăng cường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ và các ban ngành đoàn thể tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non, tạo điều kiện thuận lợi giúp phụ huynh học sinh đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi và thường xuyên hơn không cho trẻ nghỉ tự do, để đảm bảo tỉ lệ chuyên cần. Ngoài ra, giáo viên còn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh đưa trẻ đến trường thường xuyên thông qua các cuộc họp phụ huynh, sổ liên lạc, giờ đón trẻ, trả trẻ; Nhà trường tham mưu các cấp lãnh đạo mở các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập và đầu tư đồ dùng học tập phù hợp với từng loại khuyết tật của trẻ.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 4
Kết luận về Tiêu chuẩn 5
* Điểm mạnh:
Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường luôn duy trì ở mức cao, sức khỏe của trẻ em được đảm bảo, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về thể chất. Hơn nữa, nhà trường tiếp tục cố gắng đầu tư, hoàn thiện tốt hơn trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà trường, tiếp tục phát huy chất lượng dạy học chú trọng cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng. Học tập, trao đổi kinh nghiệm từ các trường bạn, từ sự chỉ đạo cấp trên để nhà trường thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy và giáo dục, tạo được niềm tin trong cộng đồng. Nhà trường thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục; Thực hiện tốt: “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện để trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, có biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
* Điểm yếu
Việc xác định thời gian thực hiện các kế hoạch đôi lúc chưa thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.
Giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn những nội dung và chủ đề về văn hóa địa phương để lồng ghép và áp dụng vào hoạt động giảng dạy của cô và trẻ.
Sân trường chưa có bóng mát nên hoạt động ngoài trời còn phụ thuộc vào thời tiết.
Một số thiết bị đồ chơi ngoài trời bị hư hỏng
Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt chưa cao
Giáo viên chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập và không có đồ dùng học tập dành riêng cho trẻ khiếm thị.
– Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 04/04
– Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 00/00
* Số lượng tiêu chí của từng mức: Mức 1 đạt 04/04; mức 2 đạt 04/04; mức 3 đạt 04/04; mức 4 đạt 00/02
III. KẾT LUẬN CHUNG
Trong quá trình hình thành và phát triển, cho đến nay nhà trường đã đạt rất nhiều thành tích. Đội ngũ quản lý có năng lực lãnh đạo tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có uy tín trong hội đồng sư phạm. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu vì nhiệm vụ chung. Cơ sở vật chất khang trang; trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học theo tinh thần đổi mới; chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao.
Trường Mầm non Sơn Ca đối chiếu với tổng số 25 tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn theo quy định, qua việc tự đánh giá trường nhận thấy:
Không đạt | Đạt | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |
Mức 1 | 25/25 | 100 | ||
Mức 2 | 25/25 | 100 | ||
Mức 3 | 19/19 | 100 | ||
Mức 4 | 6/6 | 100 |
– Số lượng các tiêu chí đạt là 25/25 Tỷ lệ 100%.
– Số lượng các tiêu chí không đạt là 0/25 Tỷ lệ 0%.
– Trường Mầm non Sơn Ca tự đánh giá đạt: Mức 3.
– Trường Mầm non Sơn Ca đề nghị đạt Kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3, đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2.
Bình Phú, ngày 27 tháng 4 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Ánh Tú
Phần III. CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. DANH MỤC MÃ MINH CHỨNG
TT | Mã minh chứng | Tên minh chứng | |||
|
[H1.1.01.01] | – Kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm Non Sơn Ca giai đoạn 2019 – 2024
– Kế hoạch chiến lược năm học 2019 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2024 – Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội – Quốc phòng – An ninh năm 2018 – Kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 – Kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 – Kế hoạch tự đánh giá
– Nghị quyết chi bộ – Sổ họp hội đồng + liên tịch năm học 2019 – 2020 -Hồ sơ niêm yết công khai |
-Số 219 KH-MNSC ngày 10 tháng 08 năm 2019
– Số 222 KH-MNSC ngày 10 tháng 10năm 2019 – 76/KH-UBND ngày 20 tháng 12năm 20017
– 68/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2018 – 45/KH-UBND ngày 26 tháng 21năm 2019 – 218/KH-MNSC ngày 28 tháng 10năm 2019 – Năm 2018, năm 2019 – Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– HT
-UBND xã BP
-UBND xã BP
-HĐND xã BP
– HT
– HT – HT |
|
[H1.1.01.02] | – Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019. Báo cáo sơ kết học kì I năm 2019 – 2020.
– Báo cáo hoạt động hội đồng trường năm học 2018 – 2019 – Qui chế hoạt động của hội đồng trường Mầm Non Sơn Ca – Kế hoạch hoạt động hội đồng trường năm học 2019 – 2020 – Quyết định về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị Trường MNSC năm học 2019 – 2020 – Báo cáo hoạt động cha mẹ học sinh trường Mầm Non Sơn Ca năm học 2018 – 2019 – Sổ họp hội đồng trường |
– Năm học 2018 – 2019; Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2018 – 2019
– số 125/QC-HĐT ngày 27/8/2019 – Năm học 2019 – 2020
– số 84/QĐ-MNSC ngày 15/8/2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– CT.HĐT
– CT.HĐT
– CT.HĐT
– HT
– TBĐ DCMTE
– CT.HĐT |
||
[H1.1.02.01] | – Quyết định thành lập HĐT | – Năm 2019 – 2020 | – UBND Huyện | ||
[H1.1.02.02] | – Các quyết định hội đồng khác | – Năm 2019 – 2020 | – CT.HĐT | ||
[H1.1.02.03] | -Kế hoạch + biên bản họp hội đồng nhà trường | – Năm 2018 – 2019 | – HT | ||
[H1.1.02.04] | – Kế hoạch thao giảng, biên bản
– Báo cáo tổng kết 5 năm xây dựng lấy trẻ làm trung tâm. |
– Năm 2019 – 2020
– Năm 2019 – 2020 |
P.CM
P.CM |
||
[H1.1.03.01] | – Quyết định công nhận BCHCĐ
– Quyết định chuẩn y Chi Đoàn – Quyết định thành lập BĐDCMHS |
– Năm 2019 – 2020
– Năm 2019 – 2020 – Năm 2019 – 2020 |
-LĐLĐ Huyện Tân Hồng
– ĐTN xã Bình Phú -CT.HĐT |
||
[H1.1.03.02] | – KH hoạt động công tác công đoàn.
– Báo cáo kết quả hoạt động công tác công đoàn năm học 2018 – 2019. – Báo cáo tình hình hoạt động các tháng của đoàn thanh niên. – Báo cáo hoạt động BĐDCMHS |
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm 2018 – 2019
– Năm 2018 – 2019 |
– CTCĐ
– CTCĐ
– BTCĐ
– Trưởng ban |
||
[H1.1.03.03] | – Báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết công đoàn
– Báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết chi đoàn – Báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết BĐDCMTE |
– Năm 2018 – 2019
– Năm 2018 – 2019
– Năm 2018 – 2019
|
|||
[H1.1.03.04] | – Quyết định thành lập chi ủy
– Các quyết định công nhận chi bộ HTTNV. – Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh. |
– 02 Nhiệm kỳ
-Năm 2016, 2017, 2018, 2019 Năm 2015 |
– ĐU xã Bình Phú
– ĐU xã Bình Phú
– ĐU xã Bình Phú
|
||
[H1.1.03.05] | – Báo cáo sơ kết học kỳ I
– Quyết định về việc công nhận danh hiệu “Công đoàn vững mạnh” năm học 2018 – 2019 – Bảng xếp loại chi đoàn |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2018 – 2019
– Năm 2019 |
– HT
– LĐLĐ Huyện
– ĐTN |
||
[H1.1.03.06] | – Giấy khen chi đoàn
– Giấy khen cá nhân trong chi bộ, giáo viên. |
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019 |
|||
[H1.1.04.01] | – Quyết định bổ nhiệm HT
– Quyết định bổ nhiệm P. HT |
– Năm 2019
– Năm 2017 |
– UBND huyện Tân Hồng
– PGD huyện Tân Hồng |
||
[H1.1.04.02] | – Các quyết định thành lập tổ chuyên môn, tổ văn phòng. | – Năm 2019 – 2020 | – HT | ||
[H1.1.04.03] | – Kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non 2019 – 2020
– Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2019 – 2020. – Kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch tổ văn phòng. – Bảng xếp loại chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên – Biên bản kiểm tra CSVC – thiết bị dạy học các lớp – Biên bản họp tổ chuyên môn, biên bản tổ văn phòng. |
– Năm học 2019 – 2020.
– Năm 2018 – 2019, 2019 – 2020 – Năm 2019 – 2020
– Năm 2019 – 2020
– Năm 2019 – 2020
– Năm 2019 – 2020 |
– Bộ phận chuyên môn
– GV
– HT
– Trường MNSC |
||
[H1.1.04.04] | – Kế hoạch thực hiện chuyên đề năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020 | – Năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020 | – Bộ phận chuyên môn | ||
[H1.1.04.05] | – Biên bản họp tổ | – Năm học 2019 – 2020 | – Tổ trưởng | ||
[H1.1.04.06] | – Kế hoạch nâng cao chuẩn năng lực, trình độ đội ngũ GV, CBQL giáo dục trường Mầm Non Sơn Ca năm học 2019 – 2020
– Quyết định công nhận tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua “Lao động tiến tiến” năm học 2018 – 2019 – Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019 – Quyết định về việc khen thưởng các hội thi – Giấy khen các hội thi – Hình ảnh chuyên đề |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– UBND huyện Tân Hồng
– HT
– PGD
– P.CM |
||
[H1.1.05.01] | – Bảng phân công chuyên môn năm học 2019 – 2020
– Danh sách theo dõi trẻ học bán trú, 2 buổi/ngày năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020 – Hồ sơ quản lý trẻ khuyết tật. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020 – Năm học 2019 – 2020 |
– HT
– Bộ phận chăm sóc
– GV |
||
[H1.1.06.01] | – Sổ công văn đi năm 2019
– Sổ công văn đến của các cấp năm 2019 – Danh mục hệ thống hồ sơ nhà trường. |
– Năm 2019
– Năm 2019 |
– Văn thư | ||
[H1.1.06.02] | – Qui chế chi tiêu nội bộ
– Hồ sơ quản lý tài chính tài sản
– Biên bản kiểm tra tài chính, tài sản 2 năm lần. |
– Năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019
– Năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 – Năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 |
– Kế toán
– Kế toán
– Kế toán |
||
[H1.1.06.03] | – Kế hoạch kiểm tra sửa chữa cải tạo ĐDĐC năm học 2018 – 2019
N – Biên bản về việc kiểm tra các khoản thu đầu năm học 2019 – 2020 – Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019. |
– Năm học 2018- 2019
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– PGD
– HT
– HT |
||
[H1.1.06.04] | – Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019
– Báo cáo PMIS đầu năm và cuối học kỳ I – Sổ quản lý tài sản – Biên bản kiểm tra chuyên đề đầu năm. |
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019 – Năm học 2018 – 2019 – Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– VT |
||
[H1.1.06.05] | – Kế hoạch dài hạn, Trung hạn, Ngắn hạn giai đoạn 2019 -2024 | – số 156/KH-MNSC ngày 12/9/2019 | – HT
|
||
[H1.1.07.01] | – Hồ sơ quy hoạch nhân sự.
– Bảng phân công nhiệm vụ CBCNV – Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên. – Kế hoạch nâng cao chuẩn năng lực, trình độ đội ngũ GV, CBQL giáo dục trường Mầm Non Sơn Ca – Báo cáo tổng kết năm học. – Báo cáo sơ kết
– Hồ sơ HNCBCC |
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2015, 2016,2017,2018,2019 – Năm học 2017,2018,2019 – Năm học 2018,2019
– Năm học 2018 – 2019 – Năm học 2018 – 2019 – Năm học 2018 – 2019 |
– P.HT
– HT
– HT |
||
[H1.1.07.02] | – Kế hoạch phân công nhiệm vụ của cá nhân, trường Mầm Non Sơn Ca năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020 | – Năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020 | – HT | ||
[H1.1.07.03] | – Bảng tiền lương và các khoản phụ cấp cho CBGV_NV
– Danh sách cán bộ giáo viên tham gia học bồi dưỡng thường xuyên năm học 2019 – 2020 |
– Năm 2019
– Năm 2019 – 2020 |
– HT
– HT |
||
[H1.1.07.04] | – Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2018 – 2019.
– Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 – Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn năm học 2018 – 2019 – Kế hoạch hoạt động công tác công đoàn năm học 2019 – 2020 |
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2019 – 2020 |
– HT
– HT
– CTCĐ
– CTCĐ |
||
[H1.1.08.01] | – Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non các lứa tuổi năm học 2019 – 2020
– Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các nhóm lớp năm học 2019 – 2020 |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– Bộ phận chuyên môn
– Bộ phận chuyên môn |
||
[H1.1.08.02] | – Sổ theo dõi đánh giá hồ sơ sổ sách giáo viên năm học 2019 – 2020 | – Năm học 2019 – 2020 | – Bộ phận chuyên môn | ||
[H1.1.08.03] | – Kế hoạch chuyên môn năm học 2019 – 2020
– Hồ sơ ( Kế hoạch thao giảng + giáo án + Biên bản) |
– Năm học 2019 – 2020 | – Bộ phận chuyên môn | ||
[H1.1.08.04] | – Biên bản kiểm tra nội bộ
– Công nhận tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua “Lao động tiên tiến” và “chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2018 – 2019. – Giấy khen |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– UBND huyện Tân Hồng |
||
[H1.1.09.01] | – Qui chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của nhà trường.
– Quyết định về việc ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường – Nghị quyết hội nghị cán bộ công chức năm học 2019 – 2020 – Báo cáo tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở năm học 2018 – 2019 |
– Năm học 2019 – 2020
– Số 109/QĐ-MNSC ngày 23 tháng 08 năm 2019 – Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– HT
– HT
– HT |
||
[H1.1.09.02] | – Kế hoạch tổ chức tiếp công dân năm học 2019 – 2020
– Quyết định về việc ban hành nội quy tiếp công dân của trường Mầm Non Sơn Ca – Sổ tiếp dân năm học 2019 – 2020 |
– Số 147/KH-MNSC ngày 6/9/2019
– Số 147a/QĐ-MNSC
– Năm học 2019 – 2020 |
– HT
– HT
– HT |
||
[H1.1.09.03] | – Báo cáo tổng kết hoạt động Ban thanh tra nhân dân năm học 2018 – 2019
-Danh sách niêm yết công khai |
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019 |
– BTTND | ||
[H1.1.09.04] | – Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2019 của trường Mầm Non Sơn Ca
– Hồ công khai quy chế dân chủ |
– Số 04d/QĐ-MNSC ngày 31/01/2019
– Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– HT |
||
[H1.1.10.01] | – Hồ sơ xây dựng nhà trường ANTT.
– Hồ sơ xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích. – Hồ sơ QL PCCC. – Kế hoạch đảm bảo vệ sinh ATTP trong nhà trường. – Quyết định công nhận giảm nhẹ rủi ro thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. – Quyết định công nhận An ninh trật tự. |
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019
– Năm học 2018 – 2019 |
– HT
– HT
– HT
– HT
– HT
– HT
|
||
[H1.1.10.02] | – Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2019 – 2020 | – Năm học 2018 – 2019 | – HT
|
||
[H1.1.10.03] | Hình ảnh hoạt động của cô và trẻ | – P.HT |
[H1.1.10.04] | – Hồ sơ kiểm tra nội bộ
– Biên bản chấm điểm y tế học đường về ATTP – Hình ảnh đảm bảo an toàn cho trẻ. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– HT
– YT
– PHT |
||
Chuẩn 2 | [H2.2.01.01] | – Bằng tốt nghiệp cử nhân mầm non và quyết định bổ nhiệm của BGH nhà trường. | – Các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 | – HT, PHT | |
[H2.2.01.02] | – Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm | – Các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 | – PGD | ||
[H2.2.01.03] | – Giấy chứng nhận, văn bằng về các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ QLGD. | – HT, PHT | |||
[H2.2.01.04] | – Giấy chứng nhận, văn bằng về các lớp bồi dưỡng chính trị theo quy định.
– Biên bản ý kiến giáo viên, nhân viên góp ý về công tác quản lý giáo dục. |
– HT, PHT | |||
[H2.2.02.01] | – Bảng phân công nhiệm vụ giáo viên năm học 2019 – 2020 | – Năm học 2019 – 2020 | – HT
|
||
[H2.2.02.02] | – Danh sách giáo viên của nhà trường có thông tin về trình độ đạo tạo
– Văn bằng, chứng chỉ |
– Năm học 2019 – 2020 | – HT | ||
[H2.2.02.03] | – Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hàng năm | – Các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 | – HT | ||
[H2.2.02.04] | -Báo cáo tổng kết nhà trường, công đoàn | – Các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 | – HT + CĐ | ||
[H2.2.03.01] | – Bảng phân công nhiệm vụ nhân viên 2019-2020. | – Năm học 2019 – 2020 | – HT | ||
[H2.2.03.02] | – Kế hoạch phân công nhiệm vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2019 – 2020 | – Điều chỉnh quyết định số 84/QĐ – MNSC ngày 15/08/2019. | – HT
|
||
[H2.2.03.03] | -Xếp loại nhân viên hằng năm | – Các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 | – CĐ | ||
[H2.2.03.04] | -Báo cáo tổng kết nhà trường, công đoàn | – Các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 | – HT + CĐ | ||
[H2.2.03.05] | -Danh sách nhân viên nhà trường có thông tin về trình độ đào tạo.
– Văn bằng chứng chỉ trình độ của nhân viên. |
-HT | |||
[H2.2.03.06] | – Văn bản, Giấy chứng nhận tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nhiệm vụ | – Các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 | – NV | ||
Chuẩn 3
|
[H3.3.01.01] | -Giấy chứng nhận QSDĐ
-Quyết định giao QSDĐ |
-Số T0038, ngày 01/10/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp
-Số 63/QĐ-UB.NĐ, ngày 15/0102008 |
-HT
-HT
|
|
[H3.3.01.02] | – Sơ đồ tổng thể từng khu của nhà trường | -Năm 2029-2020
|
-HT
-GV |
||
[H3.3.01.01] | -Giấy chứng nhận QSDĐ
-Quyết định phê duyệt tổngmặt bằng xây dựng công trình |
– Số T0038, ngày 01/10/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp
-Số 12/QĐ-UBND.XDCB, ngày 24/01/2007. Năm 2019-2020 |
-HT
-HT |
||
[H3.3.01.03] | -Thống kê danh mục thiết bị đồ chơi ngoài trời | Năm 2010-2020 | -P.HT | ||
[H3.3.01.04] | -Thống kê danh mục thiết bị đồ chơi ngoài trời
-Thống kê danh mục thiết bị đồ chơi tự làm |
Năm 2019-2020
-Năm 2019-2020 |
-P.HT
-P.HT |
||
[H3.3.02.01] | -Bảng phân công từng nhóm lớp
-Hồ sơ quản lý trẻ, nhóm lớp |
-Năm 2019-2020
-Năm 2019-2020 |
-P.HT
– P.HT |
||
[H3.3.02.02] | Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường | -Năm 2019-2020 | -HT | ||
[H3.3.02.03]
|
Hồ sơ quản lý tài sản (sổ thiết bị giáo dục) | -Năm 2019-2020
|
-P.HT | ||
[H3.3.02.04]
|
-Sơ đồ tổng thề và từng khu của nhà trường | -Năm 2019-2020
|
-HT | ||
[H3.3.02.05]
|
-Hồ sơ quản lý tài sản của nhà trường
-Biên bản kiểm tra tài sản, CSVC |
-Năm 2019-2020
-Năm 2018-2019 |
-HT
-P.HT |
||
[H3.3.03.01]
|
Hồ sơ quản lý tài sản | -Năm 2018-2019
-Năm 2019-2020 |
-GV
|
||
[H3.3.03.02] | Hồ sơ thiết kế xây dụng của nhà trường | -Năm 2019-2020 | -GV | ||
[H3.3.03.03]
|
-Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường
-Ảnh chụp khu nhà xe -Hồ sơ quản lý tài sản -Biên bản kiển kê CSVC |
-Năm 2018-1019
-Năm 2018-1019 -Năm 2018-1019 -Năm 2018-1019
|
–
-P.HT |
||
[H3.3.04.01] | -Ảnh chụp, sân chơi, các khu nhà bếp | -Năm 2019-2020 | -HT
-HT -GV |
||
[H3.3.04.02]
|
-Sơ đồ thiết kế nhà bếp (sơ đồ bếp ăn 1 chiều)
-Danh mục đồ dùng nhà bếp |
-Năm 2019-2020
|
-YTHĐ
-YTHĐ |
||
|
[H3.3.04.03] | -Sổ lưu mẫu thức ăn, hồ sơ kiểm thực 3 bước.
-Biên bản kiểm tra của cơ quan y tế, biên bản PCCC -Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo VSATTP |
-Năm 2018-2019
Năm 2018-2019 -Số 02/2018/ATTP-CNĐK(có hiệu lực 3 năm), ngày 22/01/2018 |
-KT
-P.HT |
|
[H3.3.05.01]
|
-Thống kê danh mục thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời, đồ dùng thông tư 02 | -P.HT
-KT |
|||
[H3.3.05.02]
|
-Kế hoạch và bảng thống kê các thiết bị được sửa chữa hàng năm. | -Có từ năm học 2015-2016 đến 2019-2020 | -P.HT | ||
[H3.3.05.03]
|
-Hợp đồng kết nối mạng, hóa đơn thanh toán tiền mạng | -Mã cung cấp DVVT: 1000620100, ngày 12/11/2029
-Hóa đơn 2019-2020 |
-KT
-KT |
|
|
|
[H3.3.05.04]
|
-Sổ theo dõi mua sắm các thiết bị của trường
-Sổ theo dõi đồ dùng tự làm. |
-Năm 2019-2020
-Năm 2019-2020
|
-KT
-P.HT |
|
[H3.3.05.05] | -Sổ dự giờ, biên bản kiểm tra đánh giá của HT, PHT với GV | -Năm 2019-2020 | -P.HT | ||
[H3.3.06.01]
|
-Hợp đồng cung cấp nước sạch
-Sơ đồ hệ thống thoát nước của trường -Ảnh chụp các dụng cụ chứa rác |
-Năm 2010-2020 |
-P.HT
-GV |
– UBND Huyện chưa ra quyết định | |
[H3.3.06.02]
|
-Sơ đồ tổng thể (Khu vệ sinh)
-Hợp đồng thu gom rác |
-Năm 2019-2020
-Số /2017HĐ, ngày 26/10/2017 -Các năm |
-HT
-GV |
||
[H3.3.06.03]
|
Hợp đồng nước uống
|
-Năm 2019-2020
-Số /2017HĐ, ngày 26/10/2017 |
-KT
-P.HT |
||
Chuẩn 4
|
[H4.4.01.01] |
– Biên bản họp phụ huynh của từng nhóm lớp.
– Danh sách ban đại diện cha mẹ học sinh của từng nhóm lớp. – Biên bản đại hội phụ huynh.
– Quyết định thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Mầm Non Sơn Ca năm học 2019 – 2020. – Danh sách BĐDCMHS của trường. – Báo cáo hoạt động cùa ban đai diện CMHS năn học 2018 – 2019 và phương hướng năm học 2019-2020. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Số 151/QĐ-UBND.TL, ngày 14 tháng 10 năm 2019 – Năm học 2019 – 2020
– Số 01/BC-BĐDPHHS, ngày 11 tháng 9 năm 2019 |
– Nhà trường, giáo viên
– Nhà trường, giáo viên – Nhà trường và phụ huynh – UBND
– Phụ huynh
– CMHS
|
|
[H4.4.01.02] | – Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS năm học 2019-2020 | – Số 02/KH.MNSC-BĐDPHHS, ngày 11 tháng 9 năm 2019 | – CMHS | ||
[H4.4.01.03] | – Thư ngõ và kế hoạch vận động kinh phí hỗ trợ tết trung thu cho trẻ có danh sách kèm theo. | – Năm học 2019 – 2020 | – Chủ Tịch công đoàn | ||
[H4.4.01.04] |
– Kế hoạch tổ chức “Đêm hội trăng rẳm” cho trẻ năm học 2019 – 2020.
– Kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác huy động học sinh đến truờng và phòng chống bỏ học. – Kế hoạch huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh. – Các chính sách hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa, hộ nghèo. – Kế hoạch tuyên truyền về các bệnh theo mùa: Tay-chân-miệng, phòng chống dịch bệnh ngộ độc thực phẩm, chăm sóc mắt học đường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường, phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng chống bệnh tiêu chảy, phòng chống dịch bệnh cúm A-H5N1, thực hiện công tác nha học đường, phòng chống bệnh gù vẹo cột sống và bệnh cận thị học đường, dinh dưỡng và hoạt động thể lực, thực hiện công tác vệ sinh chăm sóc năm học 2029 – 2020 |
– Năm học 2019 – 2020
– Số 132/KH-MNSC ngày 30/8/2019
– Số 130/KH-MNSC ngày 30/8/2019 – Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
|
– P.HT
– P.HT
– P.HT
– Kế toán
– YTHĐ |
||
[H4.4.01.05] | – Biên bản đại hội phụ huynh
– Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. – Hình ảnh phụ huynh nghe tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính về giáo dục đối với cha mẹ trẻ em. – Danh sách học sinh nhận quà |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– Nhà trường và phụ huynh
– Bộ Giáo dục
– Gíao viên và phụ huynh
– P.HT |
|
|
[H4.4.02.01] | – Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
– Kế hoạch huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh.
– Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019. |
– Số 159/KH-MNSC, ngày 16 tháng 9 năm 2019
– Số 130/KH-MNSC, ngày 30 tháng 8 năm 2019 – Số 60/BC-MNSC, ngày 24 tháng 05 năm 2019 |
– Hiệu trưởng
– Hiệu trưởng |
||
[H4.4.02.02] | – Các chính sách chế độ của học sinh: Hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ. | – Năm học 2019 – 2020 | – Kế toán | ||
[H4.4.02.03] | – Sổ tấm lòng vàng
– Biên nhận
– Bản kiểm kê tài sản của trường. – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– Giáo viên, nhà trường
– Hiệu phó, giáo viên, phụ huynh – Hiệu phó – Hiệu trưởng |
||
[H4.4.02.04] | – Đề nghị nâng cao cơ sở vật chất ở trường.
– Đề xuất, kiến nghị bổ nhiệm thêm 1 hiệu phó. – Các văn bản tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền về trường đạt chuẩn quốc gia. – Kế hoạch xây dựng chiến lược. – Kế hoạch tham mưu với cấp ủy địa phương việc thực hiện nghi quyết của Hội đồng trường về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương năm học 2019 – 2020 – Kế hoạch sử dụng, mua sắm, sửa chữa, duy trì trường xanh – sạch -đẹp năm học 2019 – 2020 |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Giai đoan 2015 – 2020 – Số 162/KH/MNSC ngày 16 tháng 9 năm 2019
– Năm học 2019 – 2020 |
– Hiệu trưởng
– Hiệu trưởng
– Hiệu trưởng
– Hiệu trưởng – Hiệu trưởng
– Hiệu trưởng |
||
[H4.4.02.05] | – Kế hoạch ngày hội đến trường của bé.
– Kế hoạch đêm trung thu năm học 2019 – 2020
– Kế hoạch tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2019 – 2020 – Kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi Giaó dục Mầm Non cấp cơ sở năm học 2019 – 2020 – Kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động lễ – hội năm học 2019 – 2020. – Quyết định công nhận đơn vị văn hóa |
– Số 143a/KH-MNSC, ngày 04 tháng 9 năm 2019
– Số 153a/KH-MNSC, ngày 09 tháng 9 năm 2019 – Số 233/KH-MNSC, ngày 17 tháng 11 năm 2019 – Số 212/KH-MNSC, ngày 17 tháng 10 năm 2019 – Số 185/KH-MNSC, ngày 13 tháng 9 năm 2019 – Năm học 2018 – 2019 |
– Hiệu phó
– Hiệu phó
– Hiệu phó
– Hiệu phó
– Hiệu trưởng
– Ủy ban Huyện |
|
|
Chuẩn 5 | [H5.5.01.01] | – Kế hoạch nhiệm vụ năm học
– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục, Kế hoạch điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục, Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và lễ giáo cho trẻ của bộ phận chuyên môn – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục, Kế hoạch điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục, Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và lễ giáo cho trẻ của tổ chuyên môn – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục, Kế hoạch điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục, Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và lễ giáo cho trẻ của các nhóm lớp. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– HT
– P. HT
– Tổ trưởng
– Nhóm trẻ 25-36 tháng, mầm 1, mầm 2, chồi 1, chồi 2, chồi 3, chồi ghép, lá 1, lá 2, lá 3, lá ghép. |
|
[H5.5.01.02] | – Biên bản họp chuyên môn nhà trường, tổ khối.
– Báo cáo sơ kết chuyên môn học kỳ I năm học 2019 – 2020 – Hồ sơ quản lý chuyên môn. |
– Năm học 2019 – 2020
– 06/BC-MNSC, ngày 07/01/2020 – Năm học 2019 – 2020 |
– P. HT chuyên môn, Tổ chuyên môn
– HT
– Bộ phận chuyên môn |
||
[H5.5.01.03] | – Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề của các lớp
– Báo cáo sơ kết học kỳ I – Bảng tổng hợp theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ ở các lứa tuổi |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 – Năm học 2019 – 2020
|
– Giáo viên
– HT – P. HT chuyên môn, các nhóm lớp. |
||
[H5.5.01.04] | – Kế hoạch tổ chức chuyên đề áp dụng chương trình giáo dục của các nước trong khu vực, báo cáo kết quả tổ chức chuyên đề.
– Sổ chuyên môn của bộ phận chuyên môn và giáo viên. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
|
– P. HT chuyên môn
– P. HT chuyên môn, giáo viên |
||
[H5.5.01.05] | – Bằng tốt nghiệp của giáo viên
– Báo cáo sơ kết học kỳ I – Bảng tổng hợp theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ ở các lứa tuổi |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 – Năm học 2019 – 2020
|
– Giáo viên
– HT – P. HT chuyên môn, các nhóm lớp. |
||
[H5.5.02.01] | – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho trẻ của bộ phận chuyên môn
– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục các nhóm lớp. – Báo cáo sơ kết học kỳ I |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– P. HT chuyên môn
– Giáo viên
– HT |
||
[H5.5.02.02] | – Kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội, tham quan, dã ngoại cho trẻ
– Hình ảnh trẻ hoạt động ở lớp, góc, ngoài trời, chơi trò chơi dân gian, tham gia trải nghiệm, hoạt động ở khu vận động, chơi trò chơi vận động, hoạt động lễ hội, tham quan, dã ngoại. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
|
– P. HT chuyên môn
– Giáo viên
|
||
[H5.5.02.03] | – Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề của các lớp
– Kế hoạch hội giảng thực hành trải nghiệm – Hình ảnh hoạt động của trẻ |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– Giáo viên
– P. HT chuyên môn
– Giáo viên |
||
[H5.5.03.01] | – Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa trường Mầm non Sơn Ca và Trạm Y tế xã Bình Phú năm học 2019-2020.
– Hồ sơ y tế của nhà trường theo quy định |
– Số: 99/KH-MNSC-TYT, ngày 21/8/2019.
– Năm học 2019 – 2020 – Năm học 2019 – 2020
|
– YTHĐ
– YTHĐ – YTHĐ
|
||
[H5.5.03.02] | – Bảng tổng hợp kết quả sức khỏe trẻ qua theo dõi trên biểu đồ phát triển các quí trong năm học 2019 – 2020
– Sổ theo dõi |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– YTHĐ
– GV |
||
[H5.5.03.03] | – Kế hoạch phối hợp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ với các tổ chức đoàn thể địa phương
– Kế hoạch tuyên tuyên truyền phòng chống bệnh hàng tháng – Kế hoạch phục hồi và biện pháp phục hồi trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi năm học 2019 – 2020 |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Số:177a/KH-YT-MNSC, ngày 01/10/2019 |
– YTHĐ
– YTHĐ
– YTHĐ
|
||
[H5.5.03.04] | – Biên bản họp phụ huynh kết hợp tuyên truyền phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ. | – Năm học 2019 – 2020
|
– GV
|
||
[H5.5.03.05] | – Hồ sơ bán trú | – Năm học 2019 – 2020 | – P. HT chăm sóc | ||
[H5.5.03.06] | – Hồ sơ y tế
– Bảng tổng hợp cân đo khám sức khỏe hàng quý – Kế hoạch phục hồi và biện pháp phục hồi trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi năm học 2019 – 2020 |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 |
– YTHĐ
– YTHĐ |
||
[H5.5.04.01] | – Hồ sơ quản lý trẻ em
– Sổ theo dõi |
– Năm học 2019 – 2020
|
– P. HT
|
||
[H5.5.04.02] | Hồ sơ phổ cập | – Năm học 2019 – 2020
|
– P. HT | ||
[H5.5.04.03] | – Danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí học tập, ăn trưa cho trẻ
– Kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật – Kế hoạch giáo dục trẻ của lớp – Hồ sơ cá nhân trẻ khuyết tật |
– Năm học 2019 – 2020
– Số 209/KH-MNSC, ngày 16/10/2020 – Năm học 2019 – 2020 |
– Kế toán
– P. HT
– GV |
||
[H5.5.04.04] | – Giấy khen giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
– Giấy chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1. – Cờ thi đua cấp tỉnh. – Giấy chứng nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp Huyện. |
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020
– Năm học 2019 – 2020 – Năm học 2019 – 2020
|