Phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ em

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG

TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM

duoi nuoc tre em

Mùa hè là thời điểm số vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em gia tăng, do mùa hè nóng bức nhiều gia đình, cơ quan tổ chức đi tắm biển, nghỉ mát. Mùa nước lên trẻ em cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở các kênh, rạch, sông, …

Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm. Vì vậy các bậc cha mẹ cần nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu và áp dụng những biện pháp phòng tránh đuối nước cho trẻ nhỏ.

them-tieu-de

1. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước:

– Do thiếu sự giám sát của người lớn, đặc biệt là để bé chơi một mình nên dễ bị đuối nước ngay tại nhà.

– Do trẻ tự ý đi bơi, tắm ở hồ, ao, sông suối không có người lớn đi cùng.

– Do nơi trẻ sống có nhiều nguy cơ gây đuối nước như ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, hồ nước sâu.

– Một nguyên nhân rất quan trọng là đa số trẻ không biết bơi và thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.

2. Giáo dục trẻ cách phòng tránh tai nạn đuối nước:

– Đề phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy trẻ biết bơi.

phong-chong-duoi-nuoc1-16513141419661855409907

– Dạy trẻ về nguyên nhân và những nơi tìm ẩn nguy cơ đuối nước và tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như:

+ Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối… trong khi không biết bơi.

+ Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em cần phải tránh xa.

– Phải mặc áo phao hoặc đeo phao bơi cho trẻ khi đi tắm biển, tắm sông …và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.

cong-vien-khu-vui-choi-co-ho-boi

phong-chong-duoi-nuoc-cho-tre-em-1_30520228

– Nếu thấy ai đó gặp đuối nước, trẻ em cần gọi người lớn ngay lập lức. Nếu không, giúp đỡ bằng cách đưa sào, gậy hoặc quăng dây, vật nổi như chai nước rỗng cho người gặp nạn. Tuyệt đối không xuống nước để cứu người bị nạn.

 

3. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ

– Làm rào chắn hoặc nắp đậy an toàn giúp ngăn trẻ em tiếp cận các nguồn nước mở (như ao, mương, hồ nước, giếng nước, lu nước, …). Rào chắn, nắp đậy phải làm từ các vật liệu sẵn có như tre, gỗ, … nhưng phải an toàn, không gây thương tích, phù hợp với lứa tuổi và chiều cao của trẻ em. Đối với các khu vực như sông, suối, ao, hồ khó có thể làm rào chắn thì phải chắc chắn khi trẻ chơi các địa điểm này bắt buộc phải có người lớn kế bên.

– Luôn đóng cửa, khóa an toàn và rào chắn ở khu vực xung quanh nhà, khu vực trẻ chơi, nhà tắm, khu vệ sinh hoặc bể bơi trong khuôn viên.

– Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, để trẻ trong cũi an toàn là biện pháp hiệu quả, không chỉ giúp trẻ phòng tránh đuối nước mà còn các nguy cơ thương tích khác như bỏng, ngã, hóc dị vật.

4. Khi gặp tai nạn đuối nước:

– Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

– Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng… và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dai, chắc… từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên…

– Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.

– Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:

+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không; nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.

– Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô.

– Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước…

Trên đây là những điều chúng ta nên biết về cách phòng tránh tai nạn đuối nước, rất mong các bậc phụ huynh và các em học sinh hãy quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình về tai nạn đuối nước.

Lê Thị Tiền