MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT
- Tăng cường công tác truyền thông về mức độ nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh Dại động vật đến viên chức, người lao động và học sinh bằng hình thức phù hợp.
- Giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền tích cực về phòng, chống bệnh Dại trong gia đình và nhà trường. Nâng cao cảnh giác với chó, mèo và các động vật dễ gây bệnh; tuyên truyền, vận động gia đình trong việc thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, mèo; không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại.
- Thường xuyên làm vệ sinh môi trường, chủ động giám sát dịch bệnh tại đơn vị, phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại, góp phần bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện viên chức, người lao động, học sinh bị truyền nhiễm thông báo ngay về trạm y tế gần nhất để có hướng xử lý, không để bệnh bùng phát, lây lan.
Nguồn: Lê Thị Tiền